1. Lương cứng là gì?
Lương cứng là cách gọi phổ biến của nhiều người chỉ số tiền lương mà người lao động được các doanh nghiệp/người sử dụng lao động trả cho hàng tháng theo đúng với mức lương đã quy định và thỏa thuận giữa doanh nghiệp đó và người lao động được ghi nhận theo hợp đồng lao động.
Hiểu đơn giản thì lương cứng chính là mức tiền ổn định mà người lao động nhận được mỗi tháng, thường thì trong doanh nghiệp lương cứng sẽ được dựa vào tính chất, vị trí công việc mà người lao động đảm nhiệm.
Theo đó lương cứng là tiền lương cao hơn so với lương cơ bản. Người có thu nhập lương cứng đa số là các doanh nhân hay những người làm tại các công ty nước ngoài.
2. Lương cứng tiếng Anh là gì?
Lương cứng tiếng Anh là: Hard salary
Lưng cứng chính là số tiền lương mà người lao động được doanh nghiệp/người sử dụng lao động trả cho hàng tháng theo đúng với mức lương đã quy định và thỏa thuận giữa doanh nghiệp đó và người lao động.
3. Phân biệt lương cứng với các loại lương khác?
3.1. Lương cơ bản và Lương tối thiểu vùng:
Lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể, không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Thực chất hiện nay cũng chưa có văn bản pháp luật nào giải thích lương cơ bản là gì, song từ thực tế ta có thể hiểu lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó. Thường mức lương cơ bản chỉ dành để chỉ tiền lương của những lao động thu nhập thấp từ 3-5 triệu.
Hai khái niệm Lương cơ bản và Lương cơ sở là hoàn toàn khác nhau, bởi Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.
Như vậy, Lương cơ bản là mức lương đã qua thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận trong doanh nghiệp đó. Lương cơ bản của một lao động không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận mà còn phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu công việc cụ thể. Lương cơ bản không bao gồm tiền thưởng, phúc lợi và các khoản bổ sung khác, do đó lương cơ bản không phải lương thực nhận của người lao động. Hay lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất và người lao động nhận được khi làm việc trong doanh nghiệp. Lương cơ bản chỉ là mức lương trung bình thu nhập của người lao động. Lương cứng có mức cao hơn lương cơ bản rất nhiều.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương tương tự giống với lương cơ bản, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất.
– Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.
Cụ thể mức lương hiện nay được áp dụng với người lao động làm việc tại doanh nghiệp như sau:
– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Lưu ý:
– Lương tối thiểu vùng và lương cơ sở là 02 loại khác nhau, bởi lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.
– Lương cứng không phải lương tối thiểu vùng, mà cơ sở để xây dựng lương cứng cần đảm bảo mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.
Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo địa bàn, cụ thể:
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
– Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3.2. Lương cơ sở:
Theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP, có thể hiểu mức lương cơ sở là mức lương dùng để áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Chỉ những đối tượng sau mới sẽ hưởng lương cơ bản:
Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để tính toán các khoản, bao gồm có: Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng áp dụng; Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản:
Đây là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn nếu như không tìm hiểu kỹ về bản chất. Vậy điểm khác nhau giữa lương cơ bản và lương cơ sở là gì? Các tiêu chí dưới đây sẽ giúp phân biệt hai loại lương này.
– Cơ sở pháp lý của lương cơ sở và lương cơ bản:
Lương cơ sở được quy định rõ ràng tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP, mức lương qua các giai đoạn cũng được xác định bằng con số cụ thể. Còn đối với lương cơ bản không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào, mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và ngời sử dụng lao động thỏa thuận.
– Đối tượng áp dụng:
Mức lương cơ sở được áp dụng cho công nhân viên chức, cán bộ Nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực Nhà nước: cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, … Mức lương cơ sở không được áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước.
Mức lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực trong và ngoài Nhà nước. Hay nói cách khác, lương cơ bản là khái niệm được sử dụng phổ biến cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi của lương cơ bản và lương cơ sở:
Yếu tố tác động đến sự thay đổi lương cơ sở là gì? Lương cơ sở được Nhà nước quy định để đảm bảo đời sống của mọi người. Vì vậy, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tăng/giảm của lương cơ sở như: Chính sách của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả, chỉ số tiêu dùng, …
Đối với lương cơ bản, ngoài yếu tố thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động thì lương cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức lương tối thiểu, loại hình doanh nghiệp, cách thức tính của từng đơn vị, cấp bậc, trình độ, kinh nghiệm, … Trong đó, yếu tố đáng chú ý nhất là mức lương tối thiểu vùng, hệ số lương và lương cơ sở.
Doanh nghiệp thuộc vùng nào thì sẽ tính lương cơ bản dựa vào lương tối thiểu vùng của khu vực đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý mức lương cơ bản không được nhỏ hơn lương tối thiểu vùng. Đối với lao động đã được qua đào tạo nghề, học nghề thì lương cơ bản phải cao hơn ít nhất là 7% mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, người lao động cần phải nắm rõ các quy định về các khái niệm trên để phân biệt và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.