Notice: Undefined index: username in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-content/mu-plugins/index.php on line 46

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the generatepress domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the insert-headers-and-footers domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the schema-and-structured-data-for-wp domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the it-l10n-ithemes-security-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật là gì? Cách làm - Trường THPT Cao Bá Quát

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật là gì? Cách làm

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật được hình thành từ thời xa xưa Trung Quốc, đến thời Đường được xây dựng luật hoàn chính. Dạng thơ này yêu cầu tuân thủ quy định nghiêm ngặt, rõ ràng.

Trường THPT Cao Bá Quát sẽ cùng bạn khám phá xem dạng thơ này có cách gieo vần, luật bằng trắc như thế nào và khám phá một số tác phẩm hay.

Thất ngôn bát cú Đường Luật là gì?

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật là thể loại có 8 câu (bát cú) và mỗi câu có 7 chữ (thất ngôn). Thể thơ này có nguồn gốc ở Trung Quốc, về sau được lan truyền đến Việt Nam (trong thời Bắc thuộc), được ưa chuộng cho đến hiện tại.

thất ngôn bát cú đường luậtThơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Dạng thơ này thuộc thơ nhà Đường nên có quy định rất nghiêm ngặt. Tác giả phải tuân thủ đúng quy định về số câu, số chữ, luật, vần để tạo nên tác phẩm hoàn chính.

Đặc điểm thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật có tổng cộng 56 chữ chia đều 8 câu. Cấu tạo được phân chia thành 4 phần lần lượt là: Đề, Thực, Luận, Kết:

  • 2 câu đầu (phần đề): 1 câu phá mở bài, 1 câu sau là thừa, tiếp nối nội dung của câu 1. Cả hai câu này đều đóng vai trò mở đầu cho nội dung của bài thơ.
  • 2 câu tiếp (phần thực): Giải thích cụ thể hơn về phần mở bài.
  • 2 cầu tiếp theo (phần luận): Chính là câu thứ 5 và 6 trong bài, nói lên cảm xúc, quan điểm, suy nghĩ của tác giả.
  • 2 câu cuối (phần kết): Tóm lược lại ý nghĩa chung của toàn bộ bài thơ.

Luật thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Bài thơ được viết theo dạng thất ngôn bát cú Đường Luật bắt buộc tuân thủ đúng luật: Bằng trắc, bố cục, niêm vần, tính đối.

luật thất ngôn bát cú đường luậtQuy định khi sáng tác thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Luật bằng trắc

Trong bài thơ Đường Luật viết theo thể loại này cần tuân thủ quy luật bằng trắc chặt chẽ:

  • Chữ thứ 2 câu thơ số 1 là thanh trắc: Cả bài làm theo luật trắc.
  • Chữ thứ 2 câu 1 là thanh bằng: Bài thơ tuân thủ luật bằng.

Bạn có thể theo dõi bảng luật bằng trắc để dễ dàng vận dụng:

LuậtChi tiếtVí dụ
Vần bằngB T B B

T B T B

T B T T

B T B B

B T B T

T B T B

T B T T

B T B B

Quanh năm buôn bán mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

chồng hờ hững cũng như không!

Thương vợ – Trần Tế Xương

Vần trắcT B T B

B T B B

B T B T

T B T B

T B T T

B T B B

B T B T

T B T B

Ta nhớ người xa cách núi sông

Người xa, xa lắm nhớ ta không

Sao đang vui vẻ ra buồn bã!

Vừa mới quen nhau đã lạ lùng

Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng

Khi riêng, riêng cả đến tình chung

Tương lọ phải mưa gió,

Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.

Nhớ bạn phương trời – Trần Tế Xương

Quy định về niêm trong bài thơ

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật đã quy định rất rõ về niêm trong bài:

  • Chữ thứ 2 (câu 2) dùng thanh cùng với chữ thứ 2 (câu 3) và khác thanh chữ thứ 2 (câu 4).
  • Chữ thứ 2 (câu 4) cùng thanh chữ thứ 2 (câu 5) và khác thanh chữ thứ 2 (câu 6).
  • Chữ thứ 2 (câu 6) cùng thanh chữ thứ 2 (câu 7) và khác thanh chữ thứ 2 (câu 8).
  • Chữ thứ 2 (câu 8) cùng thanh chữ thứ 2 (câu 1) và khác thanh chữ thứ 2 (câu 2).

Luật về nhịp

Dạng thơ thất ngôn bát cú Đường Luật được áp dụng cách ngắt nhịp chữ thứ 2 hoặc 4 trong câu.

Quy định về đối

Đối trong thể thơ này bao gồm: Đối ý, đối từ và đối cả thanh. Trong bài thơ Đường 8 câu 7 chữ, luật đối sẽ được áp dụng là:

  • Câu 3 đối 4.
  • Câu 5 đối 6.

Gieo vần

Vần được gieo tuân thủ quy định, riêng với chữ cuối câu 1 có thể cùng hoặc không cùng vần. Nếu bài thơ được dùng 1 vần duy nhất sẽ gọi là độc vận. Trong quy định gieo vần, bạn lưu ý 2 loại vần chính là: Chính vận, Thông vận:

  • Chính vận: Những âm y nhau chỉ khác mỗi phụ âm đầu, ví dụ: An, màn, can, lan, man,…
  • Thông vận: Các từ có âm tương tự, ví dụ: Hồng, đong, mong, chồng, chung, dùng,…

Xem thêm hướng dẫn cách làm thơ theo video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=1OD0YTOyRS8

Bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật hay

Thất ngôn bát cú Đường Luật là thể thơ hay và được yêu thích vì có luật rất rõ ràng. Cách gieo vần và nhịp độc đáo làm âm điệu bài thơ trở nên nhịp nhàng. Mời bạn khám phá một số tác phẩm hay viết theo dạng này.

1/ Nhắn nhủ

Gửi lại nơi này một ít câu,

Hỏi rằng gia chủ đã đi đâu ?

Cho rêu xanh phủ đầy sân trước,

Để lá rơi tràn khắp ngõ sau.

Mấy lúc tìm qua người chẳng thấy,

Bao lần muốn ghé cửa đương rào.

Nay sang viết vội đôi dòng nhắn:

Hãy chóng quy hồi chớ biệt lâu !

đặc điểm thất ngôn bát cú đường luậtTrích đoạn bài thơ Nhắn Nhủ

Hồi khứ thi đàn chớ biệt lâu !

Kẻo vì vắng mặt mất tình nhau.

Mau về cạn chén bình thi phú,

READ  Chùm thơ về Hà Nội các mùa và người con gái đất kinh kỳ

Họa xướng vần thơ giải muộn sầu…

2/ Hồi âm (Dương Hồng Kỳ)

Sợ bằng hữu giận đáp đôi câu,

Công việc loay hoay, chẳng đến đâu!

Nợ áo cơm kia chồng vẫn chất,

Tình giang hồ đó trước như sau.

Bù đầu còn xác ôm mà thở,

Vắng mặt nhưng then mở chẳng rào.

Cố gắng cho xong, tìm rảnh rỗi,

Ngày ta tái ngộ chắc không lâu.

Dù rằng cách biệt có hơi lâu,

Xin hãy dung tha, chớ trách nhau.

Ở chốn bon chen hoài lận đận,

Bằng sao xướng họa giải cơn sầu!

3/ Đâu phải hoa vô cớ lạnh lùng!

Đâu phải hoa vô cớ lạnh lùng!

Hoa buồn nên thế biết hay không ?

Dẫu rằng duyên ấy ai ngăn phận

Nhưng mãi lòng này ý vẹn chung

Một tấm chân tình, trời đất thấu

Đôi lời ước hẹn, gió trăng đong

Còn thương, còn nhớ, còn nồng ấm

Đâu phải hoa vô cớ lạnh lùng.

4/ Cười mỉm

Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha

Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa

Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược

Sóng lặng sông chờ khách lại qua

Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá

Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa

Vơi đầy chén rượu thơ vui thú

Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

5/ Phổ thông mười năm cảm nghĩ

Mười năm chỉ một bước đầu thôi

Nghiệp chướng đành mang hết nợ đời

Buồn chán nhân tâm toan bỏ mặc

Ngậm ngùi bút hận khó buông trôi

Trời già muốn giởn, ừ cho giởn

Sức trẻ còn bơi, vẫn cứ bơi

Lánh bọn văn nô, phường xảo trá

Gắng thành nhiệm vụ chín mười mươi.

15/ An bang phong thổ (Lê Thánh Tông)

安邦灃土海上萬峰宭玉立,星羅奇布翠崢嶸。魚鹽如土民趍便,鏵稻無田賦薄征。波向山坪低處踊,舟穿石壁隙中行。邊氓久樂承平化,四十余年不識兵。

An Bang phong thổHải thượng vạn phong quần ngọc lập,Tinh la kỳ bố thuý tranh vanh.Ngư diêm như thổ dân xu tiện,Hoa đạo vô điền phú bạc chinh.Ba hướng sơn bình đê xứ dũng,Chu xuyên thạch bích khích trung hành.Biên manh cửu lạc thừa bình hoá,Tứ thập dư niên bất thức binh.

Dịch nghĩaMuôn ngọn núi nổi trên mặt biển trông như những viên ngọc đẹpLa liệt như những vì sao, những quân cờ, chênh vênh một màu xanh biếcCá muối nhiều như đất, nhân dân đua theo nghề đó rất tiện lợiRuộng không cấy lúa cho nên thuế má nhẹSóng dồn về phía thấp của vách núi mà nhảy vọt lênThuyền luồn trong rạch dài giữa hai vách đá mà điNhân dân ở biên giới, từ lâu vui huởng thái bìnhHơn bốn mươi năm không hề biết sự binh đao

16/ Hoàng Giang điếu Vũ nương (Lê Thánh Tông)

Ngàn lau san sát, cỏ xanh xanh,Sảy nhớ ngày xưa kẻ tiết trinh.Cách trở bấy lâu hằng giữ phận,Hiềm nghi một phút, bỗng vô tình…Hay lòng, phó mặc vầng cao thẳm,Lẻ bóng tìm nơi chốn vắng thanh.Dầu nhẫn ai ai qua đến đấy,Thương nàng hoà lại trách Trương sinh.

17/ Quân minh thần lương (Lê Thánh Tông)

君明臣良高帝英雄蓋世名,文皇智勇撫盈成。抑齋心上光奎藻,武穆胸中列甲兵。十鄭第兄聯貴顯,二申父子佩恩榮。孝孫洪德承丕緒,八百姬周樂治平。

Quân minh thần lươngCao Đế anh hùng cái thế danh,Văn Hoàng trí dũng phủ doanh thành.Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo,Vũ Mục hung trung liệt giáp binh.Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển,Nhị Thân phụ tử bội ân vinh.Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự,Bát bách Cơ Chu lạc trị bình.

Dịch nghĩaĐức Cao Đế là bậc anh hùng, danh trùm thiên hạ,Đức Văn Hoàng trí dũng, giữ yên nghiệp lớn.Lòng Ức Trai rạng toả văn chương,Bụng Vũ Mục chứa đầy binh giáp.Mười anh em họ Trịnh đều vẻ vang phú quý,Hai cha con họ Thân nhiều ân sủng vinh hoa.Cháu hiếu Hồng Đức kế thừa nghiệp lớn,Vui hưởng trị bình như nhà Chu dài tám trăm năm.

18/ Sông Bạch Đằng (Lê Thánh Tông)

Lẻo lẻo doành xanh nước tựa dầu,Trăm ngòi, ngàn lạch chảy về chầu.Rửa không thay thảy thằng Ngô dại,Dịu một lâng lâng khách Việt hầu.Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạnh đó,Nào hôn Ô Mã lạc loài đâu ?Bốn phương phẳng lặng kình bằng thóc.Thong thả dầu ta bủa lưới câu…

19/ Miếu vợ chàng Tưởng (Lê Thánh Tông)

Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,Cung nước chi cho luỵ đến nàng.Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,Giải oan chi lọ mấy đàn tràng?Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

20/ Ngự chế mai hoa thi (Lê Thánh Tông)

御製梅花詩西湖景致小山孤,冰雪精神不夜珠。麗色凝脂甘寂寞,纖腰束帶訝清癯。橋邊怨語撩心切,月下浮香入夢無。多少瓊林春信早,風前錯落玉千株。

Ngự chế mai hoa thiTây Hồ cảnh trí tiểu sơn cô,Băng tuyết tinh thần bất dạ chu.Lệ sắc ngưng chi cam tịch mịch,Tiêm yêu thúc đới nhạ thanh cù.Kiều biên oán ngữ liêu tâm thiết,Nguyệt hạ phù hương nhập mộng vô.Đa thiểu Quỳnh lâm xuân tín tảo,Phong tiền thác lạc ngọc thiên chu.

Dịch nghĩaGiữa cảnh Tây hồ với ngọn núi chơ vơ,Hoa mai, với tinh thần trong trắng, như viên ngọc toả sáng ban đêm.Sắc mai đẹp đẽ, da mai mịn màng thế mà lại chịu ở nơi tịch mịch,Vóc mai mảnh khảnh, thân mai yểu điệu, cứ tưởng là khách tu tiên.Nghĩ đến lời than phiền bên cầu mà não lòng,Có mùi hương thoang thoảng dưới ánh trăng mà mơ mơ, màng màng.Bao nhiêu thứ hoa trong vườn Quỳnh mà riêng hoa mai báo tin sớm nhất,Hoa nở tứ tung trước gió trông như hàng nghìn cành ngọc.

21/ Điền viên thú (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trải gian nguy đã mấy phen,Thân nhàn phúc lại được về nhàn.Niềm xưa trung ái thề chăng phụ,Cảnh cũ điền viên thú đã quen.Ba quyển đồ thư thu nặng túi,Một thuyền phong nguyệt chở đầy then,Trời cũng biết nơi lành dữ,Hoạ phúc chăng dung cái tóc chiên.

22/ Thế tục (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Vụng, khéo nào ai chẳng có nghề,Khó khăn phải luỵ đến thê nhi.Được thời thân thích chen chân đến,Thất thế hương lân thỉnh mặt đi.Thớt có tanh tao ruồi đỗ bấy,Ang không mật mỡ kiến bò chi!Thế nay những trọng người nhiều của,Lặng đến tay không ai kẻ vì?

23/ Buổi chiều lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan)

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.Gác mái, ngư ông về viễn phố,Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,Dặm liễu sương sa khách bước dồn.Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

24/ Tức cảnh chiều thu (Bà Huyện Thanh Quan)

Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa,Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu,Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ.Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.

24/ Thăng Long hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,Nước còn chau mặt với tang thương.Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

25/ Cái giếng (Hồ Xuân Hương)

Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng.Cầu trắng phau phau hai ván ghép,Nước trong leo lẻo một dòng thông.Cỏ gà lún phún leo quanh mép,Cá diếc le te lội giữa dòng.Giếng ấy thanh tân ai đã biết,Đố ai dám thả nạ rồng rồng.

26/ Chơi Khán Đài (Hồ Xuân Hương)

Êm ái chiều xuân tới Khán Đài,Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai.Bốn mùa triêu mộ, chuông gầm sóng,Một vũng tang thương, nước lộn trời.Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn,Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi.Nào là cực lạc là đâu tá?Cực lạc là đây, chín rõ mười.

27/ Chùa Hương Tích (Hồ Xuân Hương)

Bày đặt vì ai khéo khéo vòm,Nứt ra một lỗ hổng hòm hom.Người quen cửa Phật chen chân xọc,Kẻ lạ bầu Tiên mỏi mắt dòm.Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,Con thuyền vô trạo cúi lom khom.Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,Rõ khéo trời già đến dở dom.

READ  Thơ 8 chữ là gì? Top những bài thơ 8 chữ hay và cảm xúc nhất

28/ Dệt cửi đêm (Hồ Xuân Hương)

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,Con cò mấp máy suốt đêm thâu.Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,Một suốt đâm ngang thích thích mau.Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,Ngắn dài khuôn khổ vẫn như nhau.Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,Chờ đến ba thu mới dãi màu.

29/ Du tự cổ (Hồ Xuân Hương)

Thầy tớ thong dong dạo cảnh chùa,Cầm thư lưng túi rượu lưng hồ.Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác,Chim núi nghe kinh cổ gật gù.Then cửa từ bi nêm chật cánh,Nén hương tế độ cắm đầy lò.Nhà sư ướm hỏi nhà sư tí,Phúc đức nhà ngươi được mấy bồ.

30/ Thơ tự tình (Hồ Xuân Hương)

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm,Oán hận trông ra khắp mọi chòm.Mõ thảm không khua mà cũng cốc,Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,Sau hận vì duyên để mõm mòm.Tài tử văn nhân ai đó tá,Thân này đâu đã chịu già tom.

31/ Và ông trẻ (Tú Mỡ)

Ngược đời có lắm cụ già nuaNhí nhảnh làm ra bộ tuổi thơĐầu tóc nhuộm đen hòng trẻ lạiRâu ria cạo trụi rõ…trai lơĐua chơi ra phết ông còn khoẻLàm việc lơ mơ, cụ kiếu giàThấy gái y như mèo thấy mỡNăm thê bảy thiếp cũng không vừa

32/ Giàu và nghèo (Tú Mỡ)

Đồng bạc sinh ra kẻ khó, giầuVụng xoay thời khó, khéo thời giầuGiầu đeo tiếng xấu không bằng khóKhó giữ danh thơm chẳng kém giầu!Chớ hợm mình giầu khinh bỉ khóĐừng than thân khó ghét ghen giầuAi ôi, giữ lấy lòng trong sạchBận bịu làm chi nỗi khó, giầu

33/ Bốn cái mong của thầy phán (Tú Mỡ)

Làm nghề thầy ký với thầy thôngSống ở trên đời có bốn mong:Mong tháng chóng qua, tiền chóng lĩnhMong giờ mau hết, việc mau xongMề đay mong được dăm mười chiếcLương bổng mong tăng sáu bẩy đồngHãy tạm thời nay mong thế thếCòn bao mong nữa xếp bên lòng

34/ Khoe lười (Tú Mỡ)

Anh em chớ bảo ta lười,Làm việc cho hay phải thức thời.Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu,Anh em chớ bảo ta lười.

35/ Kiệu bay (Tú Mỡ)

Đám rước làng ta đã tới đềnVía bà động cỡn, tốc bay lênCác cô chân kiệu siêu lơ chạyMấy mụ đồng quan lẽo đẽo rênPháo đốt, nhang bay mù đảo địaCon công, cái bán lễ huyên thiênThánh bà mới biết linh thiêng thậtGặp cái ô tô, kiệu đứng liền!

36/ Lỡm cô Ngọc Hồ (Tú Mỡ)

Trơ tráo kìa ai chẳng sượng sùng,Mình trần trùng trục thú tình không?Nõn nà một tấm băng trong muốt,Thỗn thện hai bầu tuyết trắng trong.Ngọc thẹn làn môi e ấp miệng,Hồ ghen sóng mắt đắm say lòng.Anh hoa phát tiết là như thế,Ướm hỏi cô em đã mấy chồng?

Tưởng băng trắng muốt, tuyết trong veo,Tuyết lấm băng nhơ rõ chán phèo.Tiết sạch coi nhàm, trăng gió nhởn,Hoa tàn rử mãi bướm ong theo.Hồ tù ngán nỗi con rồng lộn,Ngọc vết thương tình kẻ cố đeo.Nhắn khách Băng Tâm ai đó tá,Mỹ danh hai chữ, nghĩ buồn teo!

37/ Ông trẻ già (Tú Mỡ)

Ngược đời! Có lắm hạng “ông ranh”Đạo mạo làm ra mặt lão thành!Trước mắt long lanh đôi kính trắng,Dưới cằm lún phún sợi râu xanh.Đứng ngồi khệ nệ oai nghiêm giả,Ăn nói màu mè đạo đức tuênh!Động hé môi ra là…thở hắt,Than cho thế thái với nhân tình.

Chùm thơ than thân thất ngôn bát cú Đường luật

Mời bạn khám phá những bài thơ nói về cuộc đời khổ cực, đầy khó khăn thông qua những câu thơ hay theo luật.

1/ Than nghèo

Nỗi khổ cơ hàn khác biệt ai,

Trời ban phận hẩm phải đày thây.

Sương giăng, gió lộng từng khuya sớm,

Nắng táp, mưa sa những tháng ngày.

Mặt nám, tay chai, hình rũ rượi,

Da đen, tóc cháy, xác trơ trầy.

Thân nghèo túng quẫn đành công bán,

Chẳng biết khi nào tự chủ đây!

đặc điểm của thất ngôn bát cú đường luậtThơ hay viết theo dạng thất ngôn bát cú Đường Luật

2/ Phân trần

Thơ nhanh, thực tế mới là đây !

Là tiếng lòng kia muốn cạn bày.

Lắm lúc trùng từ, không đột phá,

Nhiều khi điệp ý, chẳng cao tay.

Văn chương thiển cận đâu xưng giỏi,

Chữ nghĩa còn lâu mới gọi tài.

Sánh với người chi, âu đã biết,

Ừ thì dở dở chớ nào hay !

Ừ thì dở dở chớ nào hay !

Một lối hành văn cứ lặp hoài.

Có biết dùng đâu lời mỹ diệu,

Nào tường ẩn được ý thanh bay.

Thô sơ ít chữ mong bày tỏ,

Giản lược đôi dòng để giải khuây.

Ngẫm nghĩ nhiều chi thêm nhọc óc,

Thơ nhanh thực tế mới là đây !

3/ Nỗi tha phương

Quê hương nó bỏ lại sau lưng,

Cất bước ra đi chẳng ngập ngừng.

Đến chốn phồn hoa tìm vận khởi,

Lìa vòng lận đận kiếm thời hưng.

Hôm nao giã biệt lòng đâu xót,

Buổi ấy lên đường lệ chẳng rưng.

Mà bỗng nhiên nay buồn những nỗi,

Thương cha, nhớ mẹ cũng đành ưng!

4/ Than thân

Biết phải làm sao, sự đã đành,

Mơ gì được sống kiếp nhàn thanh.

Cuộc đời khốn khó đà bày trước,

Số phận long đong chắc sẵn dành.

Thất học không xuôi đường sự nghiệp,

Vô năng chẳng thấy ngõ công danh.

Thôi thì chấp nhận bôn ba vậy,

Biết phải làm sao, sự đã đành!

5/ Sầu

Ngã gối canh thâu vọng nguyệt thềm

Lòng này khoắc khoải đã bao đêm

Cỏ hoa lắng đọng từng nhung nhớ

Ong bướm say sưa những nỗi niềm

Gió vẫn đôi lần vuơng mộng tưởng

Mây còn có lúc bợn tình êm

Sầu mang, rượu nhạt, lời nan giãi

Nâng chén vơi sầu, sầu lại thêm.

Thơ dạt dào cảm xúc

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật cũng được nhiều nhà thơ lựa chọn sáng tác để nói lên cảm xúc. Những câu thơ nhịp nhàng và gieo vần nghệ thuật thu hút người đọc.

1/ Cảm thán hoàng hôn

Mặt trời lặng lẽ khuất đồi non,

Dõi mắt lờ trông dạ héo hon.

Nắng ấm tim côi vừa đã mất,

Lời ru mộng đẹp có đâu còn.

Lưng chưng mỗi xế đơn mây áng,

Chập chợn từng chiều lẻ nhạn con.

Này gió muôn phương cho nhắn hỏi :

Ai người thấu được tấc lòng son ?

đặc điểm của thất ngôn bát cú đường luậtBài thơ Cảm thán hoàng hôn

2/ Đô thành hoa lệ

Đây ngàn mỹ lệ, vạn phồn hoa,

Thật cảnh thời tân phố thị mà.

Ngày đến xôn xao lời chuyện vãng,

Đêm về rộn rã khúc hoan ca.

Bao điều mới lạ không sao kể,

Các thói phong lưu cũng rất là.

Thuở ở quê nghe luôn tưởng bở,

Lên rồi mới biết quả không ngoa.

3/ Tím

Tím đầy đất khách những chiều hoang,

Tím cả không gian nhạt nắng vàng.

Tím ruột, xào gan người biệt xứ,

Tím lòng, thắt dạ kẻ tình mang.

Tím khơi sắc đạm thời điêu đứng,

Tím phả màu u buổi tạ tàn.

Tím xác xơ trời, tơi tả đất.

Tím cho mắt biếc lệ tuôn hàng…

4/ Khóc tình

Đau đớn dạ hồng, mộng vỡ tan,

Biệt ly đành trở cách muôn ngàn.

Đâu còn vị ngọt tình xưa cũ,

Sầu muộn hoen mi đẫm lệ tràn.

Tràn lệ đẫm mi hoen muộn sầu,

Cũ xưa tình ngọt vị còn đâu.

Ngàn muôn cách trở đành ly biệt,

Tan vỡ mộng hồng, dạ đớn đau.

5/ Xót

Đau thương vẫn đó mộng tình tan,

Sóng vỗ tuôn mơ cuộn gió ngàn.

Đâu biết có ai về nặng bước,

Sầu rơi lệ ướt khóe mi tràn.

Tràn mi khóe ướt lệ rơi sầu,

Bước nặng về ai có biết đâu?

Ngàn gió cuộn mơ tuôn vỗ sóng,

Tan tình mộng đó vẫn thương đau.

6/ Mưa khuya

Canh thâu đếm hạt nhỏ xuyên mành,

READ  Những bài thơ và caption thả thính tên Khoa, Tuấn, Dũng, Sáng cực hay

Đợi ngóng kìa ai mắt biếc xanh.

Cành lá rụng hoa đầy ngập lối,

Cửa rèm đan tóc rũ buồn tranh.

Tranh buồn rũ tóc soi rèm cửa,

Lối ngập đầy hoa rụng lá cành.

Xanh biếc mắt ai kìa ngóng đợi,

Mành xuyên nhỏ hạt đếm thâu canh.

Tác phẩm văn học nổi tiếng

Thể thơ này đã được rất nhiều nhà thơ xưa nổi tiếng gửi gắm nhiều câu chuyện. Đọc từng bài thơ, bạn như hình dung được những cảm xúc của tác giả trước những nội dung được truyền tải.

1/ Đường thành (Đỗ Phủ)

Bối quách đường thành ấm bạch mao,

Duyên giang lộ thục phủ thanh giao.

Khi lâm ngại nhật ngâm phong diệp,

Lung trúc hoà yên trích lộ sao.

Tạm chỉ phi ô tương sổ tử,

Tần lai ngữ yến định tân sào.

Bàng nhân thác tỉ Dương Hùng trạch,

Lãn noạ vô tâm tác “Giải trào”.

bài thơ thất ngôn bát cú đường luậtTác phẩm Đường thành của tác giả Đỗ Phủ

Dịch nghĩa:

Nhà lợp cỏ tranh trắng, quay lưng về thành

Con đường ven sông đi tới ngoại thành xanh tốt

Rừng cây khải rợp nắng, lá reo trong gió

Khóm trúc mờ trong khói, sương nhỏ giọt từ ngọn cây

Chim quạ tạm dừng bay xa để nuôi bày con nhỏ

Chim yến ríu rít bay đi bay về làm tổ mới

Người gần bên lầm sánh với nhà của Dương Hùng

Ta làm biếng và cũng không có ý viết bài “Giải trào”

2/ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

3/ Chu hành tức sự (Nguyễn Du)

Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hy,

Hành hành tòng thử hướng thiên nhi (nhai).

Băng nhai quái thạch nộ tương hướng,

Thuỷ điểu sa cầm hiệp bất phi.

Thiên địa biên chu phù tự diệp,

Văn chương tàn tức nhược như ty.

Vị liên thượng quốc phong quang hảo,

Quan toả hương tình vị phóng quy.

Dịch nghĩa:

Núi sông Tây Việt nhiều hiểm trở

Từ đây cứ đi về hướng chân trời

Bờ núi lở, đá hình quái dị giận dữ nhìn nhau

Chim nước cò bờ dạn dĩ không bay khi thấy người

Chiếc thuyền con như chiếc là nổi giữa đất trời

Hơi tàn văn chương tàn yếu như sợi tơ

Vì yêu phong cảnh đẹp của thượng quốc

Nên khoá tình quê lại, chưa thả cho về.

4/ Thăng long hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường

Đến nay thắm thoát mấy tinh sương

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương

Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường,

5/ Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu, có bạn, can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.

Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

6/ Tức hứng (Nguyễn Trãi)

Lãm Thuý đình đông trúc mãn lâm,

Sài môn trú tảo tịnh âm âm.

Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn,

Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm.

Hộ ngoại điểu đề tri khách chí,

Đình biên mộc lạc thức thu thâm.

Ngọ song thuỵ tỉnh hồn vô mị,

Ẩn kỷ phần hương lý ngọc cầm.

Dịch nghĩa:

Phía đông đỉnh Lãm Thúy trúc mọc đầy rừng

Cửa rào tre ban ngày quét sạch bong

Mưa tạnh, sắc núi xanh làm trong trẻo mắt nhìn thơ mộng

Lụt rút rồi, ánh sáng trên sông tẩy sạch lòng tục

Chim kêu ngoài cửa biết là có khách

Lá rụng bên sân báo mùa thu đã muộn

Bên cửa sổ ban trưa tỉnh dậy rồi không ngũ được nữa

Dựa ghế đốt trầm đánh đàn ngọc.

7/ Cảnh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh)

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay,

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

8/ Đề Ngọc Thanh quán (Nguyễn Trãi)

Tử phủ lâu đài ỷ bích sầm,

Thập niên kim tịch nhất đăng lâm.

Tùng hoa lạc địa kim đàn tĩnh,

Khánh hưởng xuyên vân đạo viện thâm.

Kim đỉnh đơn thành nhân dĩ khứ,

Hoàng lương mộng giác sự nan tầm.

Viên sầu hạc oán vô cùng ý,

Hàn nhật tiêu tiêu trúc cách lâm.

Dịch nghĩa:

Lâu đài phủ tía dựa trên núi biếc

Mười năm qua, chiều nay mới trở lại thăm

Hoa thông rụng, kim đàn tĩnh mịch

Tiếng khách vang tận mây, đạo viện thẳm sâu

Đĩnh vàng luyện thuốc xong, người tiên đã đi mất

Tỉnh giấc mộng kê vàng, sự việc cũng khó tìm

Vượn sầu hạc oán, ý vô cùng khôn xiết

Ngày lạnh có tiếng lao xao của rừng trúc bên kia.

9/ Đập đá ở Côn Lôn (Phan Chu Trinh)

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể sự con con.

tác phẩm thất ngôn bát cú đường luậtTác phẩm Đập đá ở Côn Lôn

10/ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Thân em thời trắng phận em tròn,

Bảy nổi ba chìm mấy nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

11/ Cờ tướng (Phan Chu Trinh)

Một ông tướng lác đứng trong cung,

Sĩ tượng khoanh tay chẳng vẫy vùng.

Pháo dở hai cây nằm dưới góc,

Tốt đau năm chú đứng bên sông.

Lờ khờ cặp ngựa đi tam cố,

Lạc xạc đôi xe chạy tứ tung.

Đương cuộc ai xui mê đến thế,

Hoạ là tiên xuống giúp cho cùng.

12/ Phú đắc (Nguyễn Khuyến)

Đã trót sinh ra kiếp má đào,

Bảy mươi tư tuổi có là bao?

Xuân xanh xấp xỉ hàng răng rụng,

Ngày vắng ân cần mảnh giấy trao.

Chữ nhất nhi chung đành đã vậy,

Câu tam bất hiếu nữa làm sao?

May mà chim được ông chồng trẻ,

Hoạ có sinh ra được chút nào?

13/ Đôi lời nhắn nhủ bạn làng Nho (Lưu Trọng Lư)

Đôi lời nhắn nhủ bạn làng Nho

Thơ thẩn thẩn thơ khéo thẫn thờ

Con cóc Nghè Huỳnh đuôi cọc lóc

Nàng thơ Ấm Hiếu mũi thò lò

Chai to chai nhỏ con cầy béo

Câu thánh câu thần đĩa mực khô

Nắn nót miễn sao nên bốn vế

Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ.

14/ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Kết luận

Thất ngôn bát cú Đường Luật mang đến nhịp điệu hay, quy tắc rõ ràng và thống nhất. Nhiều tác phẩm được sáng tác theo quy tắc này đã mang đến cảm xúc khó tả cho người đọc, giúp họ cảm nhận tất cả những gì tác giả muốn truyền đạt.

Categories: Thơ Hay
Source: truongcaobaquat.edu.vn

Viết một bình luận