Notice: Undefined index: username in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-content/mu-plugins/index.php on line 46
Giáng Thủy Là Gì? Tìm Hiểu Về Giáng Thủy Là Gì? - Trường THPT Cao Bá Quát

Giáng Thủy Là Gì? Tìm Hiểu Về Giáng Thủy Là Gì?

1 – Giáng thủy là gì?

“Giáng thủy”“tên gọi chung các hiện tượng nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng lỏng (mưa) và dạng rắn (mưa tuyết, mưa đá, tuyết), nhằm phân biệt với các hiện tượng nước tách ra từ không khí (sương, sương móc, sương băng)”. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn lượng giáng thủy là mưa.

Hình 1: Giáng thủy là hiện tượng nước thoát ra khỏi những đám mây

1.1 – Các hạt mưa hình thành như thế nào?

  • Những đám mây trên bầu trời chứa hơi nước và những hạt nhân mây nhỏ, các hạt nhân mây này quá nhỏ để có thể rơi xuống thành mưa, nhưng nó cũng đủ lớn để hình thành nên các đám mây có thể nhìn thấy được.
  • Nước vẫn tiếp tục bốc hơi và ngưng tụ hơi nước trong bầu trời. Nếu nhìn gần một đám mây, ta có thể nhìn thấy những phần đang biến mất trong khi những phần khác đang ngưng tụ. Phần lớn lượng nước được ngưng tụ trong các đám mây không rơi xuống thành giáng thủy.
  • Vì để giáng thủy xảy ra, trước tiên những giọt nước nhỏ phải được ngưng tụ. Những phân tử nước có thể kết hợp với nhau thành những giọt nước lớn hơn và đủ nặng để rơi thành mưa. Cần tới hàng triệu hạt mây để hình thành chỉ một hạt mưa nhỏ.
READ  Viện Quản lý dự án ATOHA (Học Online, Offline, In-house)

Hình 2:Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các khu vực

1.2 – Lượng mưa

  • Lượng mưa là đại lượng thể hiện mức độ mưa nhiều hay ít. Nó được đo bằng độ sâu của nước mưa thu được trên một bề mặt phẳng. Lượng mưa thường được đo bằng đơn vị milimet. Đôi khi lượng mưa cũng được đo bằng đơn vị lít trên mét vuông (1 L/m2 = 1 mm).
  • Đo lượng mưa như thế nào thì người ta có sử dụng dụng cụ để đo lượng mưa là máy đo lượng mưa.
  • Lượng giáng thủy phân bố không đều trên thế giới, trong một nước hoặc thậm chí trong một thành phố.
  • Lượng giáng thủy tăng từ các vĩ độ cận nhiệt đới (600mm ở 30 – 40 độ vĩ) về xích đạo (1800 – 2000 mm ở 0 – 10 độ vĩ) và giảm về phía bắc ở (50 – 60 độ vĩ) đến các vùng cực (thấp nhất). Ở Nam bán cầu, lượng mưa lớn nhất được ghi nhận ở quanh 50 – 60 vĩ độ Nam.

Xem thêm chuyên mục: Blog Kiến Thức