Notice: Undefined index: username in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-content/mu-plugins/index.php on line 46

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the generatepress domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the insert-headers-and-footers domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the schema-and-structured-data-for-wp domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the it-l10n-ithemes-security-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Tuyển tập những bài thơ của Nguyễn Duy - Trường THPT Cao Bá Quát

Tuyển tập những bài thơ của Nguyễn Duy

Thơ Nguyễn Duy vừa có chút ngang tàng vừa thể hiện sự trầm tĩnh và rất giàu cảm xúc. Hồn thơ của ông như kết hợp giữa chất duyên dáng và thế sự. Hãy cùng Thepoetmagazine tìm hiểu tuyển tập những bài thơ của Nguyễn Duy để hiểu hơn.

Tổng hợp thơ Nguyễn Duy

Thơ Nguyễn Duy chủ yếu nói về tình yêu quê hương đất nước và sự mong nhớ, yêu thương của nhà thơ dành cho gia đình, những người thân yêu khi nhập ngũ. Ông là một trong số ít cây bút góp phần làm mới thể thơ lục bát bằng những tác phẩm mang hơi hướng hiện đại, độc đáo.

Bài thơ của Nguyễn DuyBài thơ của Nguyễn Duy

Tuyển tập thơ Nguyễn Duy bao gồm:

Các bài thơ lẻ

  1. Ải Chi Lăng
  2. Bán vàng
  3. Đá ơi
  4. Hoa gạo
  5. Hoa lúa
  6. Khi chúng mình yêu nhau…
  7. Kim mộc thuỷ hoả thổ
  8. Lạng Sơn 1989
  9. Lên mặt trận, ngày đầu…
  10. Nét và hình
  11. Người đang yêuNhớ bạn
  12. Rằm nguyệt thực
  13. Thơ tặng người ăn mày
  14. Trên sân trường
  15. Về làng
  16. Vũ điệu cây
  17. Vườn cây của ba
  18. Xin đừng buồn em nhé
  19. Yêu

Cát trắng – 1973

  1. Khúc dân ca
  2. Tre Việt Nam
  3. Tiếng hát mùa gặt
  4. Trống giục
  5. Bức tranh của tôi
  6. Vẽ biển
  7. Trận địa tím
  8. Khẩu súng trên tay ta
  9. Bầu trời vuông
  10. Tiếng kèn hiệu trong trận đánh cao điểm X.
  11. Chiều khẩu đội
  12. Lớp học trong mây
  13. Hơi ấm ổ rơm
  14. Nhớ
  15. Nhận được thư ở Đông Hà
  16. Khẩu súng, cây đàn
  17. Võng trăng
  18. Tiếng chim bạn bè
  19. Ở trên chốt, nghe tin bão
  20. Tiếng chim sau trận bom B52
  21. Ngủ trong rừng cao su
  22. Tôi nghe rất rõ
  23. Cột số bên đường
  24. Cát trắng
  25. Mảnh gương
  26. Chuyện cúng giỗ trong ấp chiến lược
  27. Em bé lạc mẹ
  28. Cô gái Hải Lăng
  29. Bà mẹ Triệu Phong
  30. Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ
  31. Bên hàng rào Ái Tử
  32. Giọt nước mắt và nụ cười
  33. Đất đỏ – nước xanh
  34. Hương cau trong đất
  35. Bàn chân người lính
  36. Qua phà Bến Thuỷ
  37. Con đường qua Bến Mới
  38. Ngã ba – con mắt – tấm lòng
  39. Tiếng hát đảo đèn
  40. Hạt lúa cháy nảy mầm
  41. Bài thơ tặng con
  42. Ý nghĩ trong đêm trực của người đỡ đẻ
  43. Sơ tán
  44. Bài hát người làm gạch
  45. Thằng giặc lái bị bắt ăn cơm bằng xác máy bay, uống nước bằng ống rốc-két…
  46. Phỏng vấn
  47. Từ trái bom đến trái dừa
  48. Hai lần chết của một người lính cộng hoà
  49. Trang sách chưa in
  50. Về thăm nhà Bác

Ánh Trăng – 1984

  1. Mùa thu
  2. Trở lại khúc hát ru
  3. Lời của cây
  4. … và lời của quả
  5. Âm thanh bàn tay
  6. Mưa trong nắng, nắng trong mưa3
  7. Muối trắng
  8. Tuổi thơ
  9. Cầu Bố
  10. Đò Lèn
  11. Gửi Huế – Bốn chiếc cầu bắc ngang sông Hương
  12. Gửi Huế – Đi qua Thành Nội
  13. Gửi Huế – Hỏi thăm
  14. Gửi Huế – Nhớ bạn
  15. Tìm thân nhân
  16. Nghe tắc kè kêu trong thành phố
  17. Ánh trăng
  18. Lời ru đồng đội
  19. Áp-xa-ra – người múa và điệu múa
  20. Chữ của trời
  21. Đêm ở chốt
  22. Dạ hương
  23. Chiến hào
  24. Ca dao vọng về
  25. Sông Thao
  26. Gửi từ vùng gió Phan Rang
  27. Trên đồng bông Phước Sơn
  28. Đà Lạt một lần trăng 3
  29. Tình ca nơi cuối đất
  30. Lời ru từ mũi Cà Mau
  31. Xuồng đầy
  32. Ông già sông Hậu
  33. Nhịp điệu bóng đá

Những bài thơ của Nguyễn DuyTập thơ Mẹ và Em

Mẹ và Em – 1987

  1. Thơ tặng người xa xứ
  2. Dòng sông mẹ
  3. Hầm chữ A
  4. Xó bếp
  5. Tre Việt Nam
  6. Hơi ấm ổ rơm
  7. Bầu trời vuông
  8. Tảo mộ
  9. Cỏ dại
  10. Gửi Huế – Bốn chiếc cầu bắc ngang sông Hương
  11. Gửi Huế – Đi qua Thành Nội
  12. Gửi Huế – Hỏi thăm
  13. Gửi Huế – Nhớ bạn
  14. Lời ru con cò biển
  15. Ánh trăng
  16. Nghe tắc kè kêu trong thành phố
  17. Lời ru đồng đội
  18. Thơ Tết
  19. Nhớ thiên nhiên
  20. Tuổi thơ
  21. Đò Lèn
  22. Cầu Bố
  23. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…
  24. Gửi về Lam Sơn
  25. Xuồng đầy
  26. Sông Thao
  27. Ca dao vọng về
  28. Đà Lạt một lần trăng
  29. Mưa trong nắng, nắng trong mưa
  30. Đám mây dừng lại trên trời…
  31. Trăng sông Tiền
  32. Nha Trang… có một mối tình
  33. Một góc chiều Hà Nội
  34. Bất chợt
  35. Chim yến
  36. Hoa dọc đường xa
  37. Tưởng niệm
  38. Đánh thức tiềm lực

Đường xa – 1989

  1. Chút thu vàng
  2. Đường xa
  3. Gặp một người lính trẻ
  4. Gặp một ông vua xưa
  5. Giã từ A-rê-khô-vơ…
  6. Khúc hát hoà bình
  7. Nhìn từ xa… Tổ quốc!
  8. Phơi
  9. Rừng và phố
  10. Ta chờ mùa hạ sang
  11. Thăm nghĩa trang Ta-lin
  12. Thơ ngắn đường dài
  13. Thơ và bóng đá
  14. Tiếng gõ
  15. Trắng… và trắng…
  16. Trong đất
  17. Trước tượng đài Ki-ép
  18. Trước tượng Pu-skin
  19. Với Lép Tôn-xtôi

Về – 1994

  1. Ám ảnh cát
  2. Ảo giác
  3. Áo trắng má hồng
  4. Bao cấp thơ
  5. Chiều mận Hậu
  6. Chợ
  7. Chùm “Mộng du”
  8. Chùm “quả”
  9. Chùm “Tơ lụa”
  10. Chuông chiều
  11. Cõi về
  12. Cơm bụi ca
  13. Dịu và nhẹ
  14. Đanuýp đỏ
  15. Được yêu như thể ca dao
  16. Em ơi, gió…
  17. Giấc mộng trắng
  18. Gửi lại trường Lômônôxốp
  19. Hàng Châu
  20. Hoa hậu vườn nhà ta
  21. Khiêu vũ
  22. Không dám đâu
  23. Kính gửi tuổi học trò
  24. Kính thưa Liền Thị
  25. Liền anh đi chợ
  26. Mắt na
  27. Mắt nhãn
  28. Mời vợ uống rượu
  29. Mùa nước nổi
  30. Nợ nhuận bút
  31. Pháo Tết
  32. Rau muối
  33. Rơi và nhặt
  34. Sầu riêng
  35. Sương muối
  36. Thắp nhang và khấn
  37. Thi sỹ
  38. Thời gian
  39. Thuốc lào
  40. Tôi và em, và…
  41. Trở gió
  42. Vải thiều
  43. Về đồng
  44. Vết thời gian
  45. Vọng Tô Thị
  46. Vô tư
  47. Vợ ốm
  48. Vợ ơi…
  49. Xẩm ngọng

Thơ của Nguyễn DuyTập thơ Vợ ơi

Cát trắng – 1995

  1. Hầm chữ A
  2. Chiều khẩu đội
  3. Nhớ
  4. Xó bếp
  5. Võng trăng
  6. Hơi ấm ổ rơm
  7. Tiếng chim bạn bè
  8. Tre Việt Nam
  9. Bầu trời vuông
  10. Bài hát người làm gạch
  11. Cát trắng
  12. Giọt nước mắt và nụ cười
  13. Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ
  14. Hương cau trong đất
  15. Đứng lại
  16. Mưa trong nắng, nắng trong mưa
  17. Đám mây dừng lại trên trời…
  18. Lời ấm áp nói từ trong gió lạnh
  19. Âm thanh bàn tay
  20. Buổi sáng sau chiến tranhTìm thân nhân
  21. Ánh trăng
  22. Nghe tắc kè kêu trong thành phố
  23. Lời ru đồng đội
  24. Áp-xa-ra – người múa và điệu múa
  25. Chi Lăng
  26. Dạ hương
  27. Tuổi thơ
  28. Cầu Bố
  29. Đò Lèn
  30. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…
  31. Gửi về Lam Sơn
  32. Một góc chiều Hà Nội
  33. Sông Thao
  34. Đà Lạt một lần trăng
  35. Gửi lại Long Hưng
  36. Người cha
  37. Người con trai
  38. Người con gái
  39. Mưa
  40. Nắng
  41. Trăng
  42. Sao
  43. Đàn bầu
  44. Lời ru trong bão
READ  Tuyển tập các bài thơ, tác phẩm hay của Hồ Xuân Hương

Bụi – 1997

Phần 1 – Giữa đám đông

  1. Bài ca phiêu lưu
  2. Tí tẹo Bắc Âu
  3. Nhớ nhà
  4. Saint Louis, 14.6.1995
  5. Texas, 16.6.1995
  6. Boston, 21.6.1995
  7. New York, 7.7.1995
  8. Washington, 12.7.1995
  9. Hollywood, 21.7.1995
  10. San Diego, 28.7.1995
  11. Bolsa, 30.7.1995
  12. San Jose, 3.8.1995
  13. San Francisco, 5.8.1995
  14. Quận Cam, 9.8.1995
  15. Vớ vẩn
  16. Mirage
  17. Washington, mùa phơi
  18. Paris, mùa phơi
  19. London, mùa phơi
  20. Amsterdam, mùa phơi
  21. Cái nhìn từ bảo tàng Louvre
  22. Giác đấu
  23. Feria de Nimes
  24. Địa Trung Hải
  25. Nửa đêm
  26. Chỉ khác nhau cái nhìn, em ạ…
  27. La Loire
  28. Đường hầm qua biển Manche

Phần 2 – Một mình

  1. Thách thức
  2. Nấp vào bóng mình
  3. Giọt trời
  4. Mỗi
  5. Xác thời gian
  6. Thắc mắc
  7. Thương nhớ thơ ngây
  8. Chạnh lòng 1
  9. Chạnh lòng 2
  10. Dị ứng
  11. Rượu cuội
  12. Người trăng
  13. Tây Hồ phủ
  14. Tìm lại dấu xưa
  15. Tình ca cho người ly hôn
  16. Kiêng
  17. Ngọt ngào
  18. Nợ
  19. Hạ thuỷ
  20. Dân ơi!…
  21. Thật thà

Ngoài thơ, các tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Duy còn bao gồm nhiều thể loại như kịch thơ, tiểu thuyết, bút ký, ký.

  • Em – Sóng (1983): Kịch thơ.
  • Khoảng cách (1986): Tiểu thuyết.
  • Nhìn ra bể rộng trời cao (1986): Bút ký.
  • Tôi thích làm vua ký (1988): Ký.
  • Ghi và Nhớ (2017): Ký.

Những bài thơ của Nguyễn Duy hay nhất

Các bài thơ của Nguyễn Duy mang hơi thở hiện đại, vừa ngang tàng vừa trầm tĩnh khiến người đọc rung động. Hãy cùng khám phá những tác phẩm nổi bật nhất của tác giả Nguyễn Duy ngay sau đây:

1. Ánh Trăng

Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phốquen ánh điện cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình

Các bài thơ của Nguyễn DuyBài thơ Ánh Trăng

2. Tre Việt Nam

Tre xanh,Xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Thân gầy guộc, lá mong manh,Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươi,Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

Có gì đâu, có gì đâu,Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.Rễ siêng không ngại đất nghèo,Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.Vươn mình trong gió tre đu,Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

Bão bùng thân bọc lấy thân,Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.Thương nhau tre không ở riêng,Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.Chẳng may thân gãy cành rơi,Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.Nòi tre đâu chịu mọc cong,Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.Lưng trần phơi nắng phơi sương,Có manh áo cộc tre nhường cho con.

Măng non là búp măng non,Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.Năm qua đi, tháng qua đi,Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Mai sau,Mai sau,Mai sau…Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

3. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Bần thần hương huệ thơm đêmkhói nhang vẽ nẻo đường lên niết bànchân nhang lấm láp tro tànxăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta không có yếm đàonón mê thay nón quai thao đội đầurối ren tay bí tay bầuváy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chua…câu ca mẹ hát gió đưa về trờita đi trọn kiếp con ngườicũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thutrái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằmbao giờ cho tới tháng nămmẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên caoquạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…bờ ao đom đóm chập chờntrong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đờisữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnbà ru mẹ… mẹ ru conliệu mai sau các con còn nhớ chăng

Nhìn về quê mẹ xa xămlòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưangồi buồn nhớ mẹ ta xưamiệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…

4. Đò lèn

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cáníu váy bà đi chợ Bình Lâmbắt chim sẻ ở vành tai tượng Phậtvà đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thịchân đất đi đêm xem lễ đền Sòngmùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắmđiệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thếbà mò cua xúc tép ở đồng Quanbà đi gánh chè xanh Ba TrạiQuán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thựcgiữa bà tôi và tiên phật, thánh thầncái năm đói củ dong riềng luộc sượngcứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mấtđền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiềnthánh với Phật rủ nhau đi đâu hếtbà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoạidòng sông xưa vẫn bên lở bên bồikhi tôi biết thương bà thì đã muộnbà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

5. Đánh thức tiềm lực

Hãy thức dậy, đất đai!cho áo em tôi không còn vá vaicho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…xin bắt đầu từ cơm no, áo ấmrồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi nonchâu báu vô biên dưới thềm lục địarừng đại ngàn bạc vàng là thếphù sa muôn đời như sữa mẹsông giàu đằng sông và bể giàu đằng bểcòn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhauđưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạtta ca hát quá nhiều về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

***

Tôi lớn lên bên bờ bãi sông Hồngtrong màu mỡ phù sa máu loãnggiặc giã từ con châu chấu, con cào càomương máng, đê điều ngổn ngang chiến hàotrang sử đất ngoằn ngoèo trận mạcgiọt mồ hôi nào có gì to tátbao nhiêu đời mặn chát các dòng sôngbao nhiêu thời vỡ đê trắng đất mất đồngthuyền vỏ trấu mỏng manh ba chìm bảy nổikhúc dân ca cũng bèo dạt mây trôihột gạo nõn nà hao gầy đi vì thiên taiđói thâm niênđói truyền đờiđiệu múa cổ cũng chậm buồn như đói…

READ  Trọn bộ thơ và các tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ

***

Tôi đã qua những chặng đường miền Trung bỏng rát và dai dẳngmột bên là Trường-Sơn-cây-xanhbên còn lại Trường-Sơn-cát-trắngđồng bằng hình lá lúa gầy nhẳngcơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồingọn cỏ nhọn thành gai mà trốn không khỏi úađất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻcơn gió Lào rát ruột lắm em ơi!

Hạt giống ở đây chết đi sống lạihạt gạo kết tinh như hạt muốicây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời

***

Tôi về quê em – châu thổ sáng ngờisông Cửu Long giãn mình ra biểnđất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyểncây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi

Đất tân sinh ngỡ ngọt ngào trên mặtlòng còn chát chua nào mặn nào phènmá sung sức và ba cường tráng thếman mác âu sầu trong câu hát ru em

Đã qua đi những huyền thoại cũ mèmnhững đồng lúa ma không trồng mà gặtnhững ruộng cá không nuôi mà sẵn bắtnhững ghểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thậtmiếng ăn nào không nước mắt mồ hôi!

Ruộng bát ngát đó thôi, và gạo đắt đó thôiđất ghiền phân vô cơ như người ghiền á phiệncon rầy nâu khoét rỗng cả mùa màngthóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyểnphà Cần Thơ lê lết người ăn xincây đàn hát rong não nề câu vọng cổquán nhậu lai rai – nơi thừa thiếu trốn tìm

***

Này, đất nước của ba miền cày ruộngchưa đủ no cho đều khắp ba miềnta ca hát quá nhiều về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

***

Lúc này tôi làm thơ tặng emem có nghĩ tôi là đồ vô dụng?vô dụng lấy đi của cuộc sống những gìvà trả lại được gì cho cuộc sống?

Em có nghĩ tôi là con chích choè ăn và gại mỏ?

Em có nghĩ tôi là tay chuyên sản xuất hàng giả?

Em có nghĩ tôi là kẻ thợ chữ đục đẽo nát cả giấymúa võ bán cao trên trang viết mong manh?tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danhtờ giấy chép văn thành tờ giấy bạc

Em có nghĩ…mà thôi!

***

Xin em nhìn kia – người cuốc đất(tôi cũng từng chai tay cuốc đất)cái cuốc theo ta đời này, đời kháclưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng rồidướn mình caochĩa cuốc lên trờibổ xuống đánh phậpđẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất!

Xin em nhìn – người gánh phân, gánh thóc(tôi cũng từng mòn vai gánh phân, gánh thóc)kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồngđẹp lắm chứ cái tạo hình gồng gánh!

Những cái đẹp thế kia… em có chạnh lòng không?cái đẹp gợi về thuở ngày xưa ngày xửanhịp theo tiết tấu chậm buồncái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa!

Em có chạnh lòng chănggiữa thành phố huy hoàng bạt ngàn quán nhậubỗng hiện lù lù cái xe hơi chạy thanvệt than rơi toé lửa mặt đường

Em có chạnh lòng chăngxích lô đạp càng ngày càng nghênh ngangxích lô máy và xe lam chạy dầu vừa nã đại liên vừa phun khói độcngười đi bộ vừa đi vừa nghĩ về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

***

Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèoquen cái thói hay nói về gian khổdễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm

Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đấtbãi tha ma không một cái mả xâymùa gặt hái rơm nhiều, thóc ítlũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày

Thuở tới trường cũng đầu trần chân đấtchữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoaithầy giáo giảng rằngnước ta giàu lắm!…lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài

***

Lúc nàytôi và em không còn là lũ trẻ con nữata biết buồn để biết lạc quanvà, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con(dù sau này dầu mỏ đã phun lênquặng bô-xít cao nguyên đã thành nồi thành soongthành tàu bay hay tàu vũ trụ…dù sau này có như thế… như thế… đi nữathì chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại)rằngđừng quên đất nước mình nghèo!

Lúc nàytôi và em không còn là lũ trẻ con nữatuổi thanh xuân trọn vẹn cuộc chiến tranhsau lưng ta là kỷ niệm bi trángtrước mặt ta vẫn con đường gập ghềnhvẫn trang trọng tấm lòng trung thựcdù có thể lỗi lầm – làm thế nào mà biết trướcdù có sao thì cũng phải chân thành

Xưa mẹ ru ta ngủ yên lànhđể khôn lớn ta hát bài đánh thứccó lẽ nào người lớn cứ ru nhauru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt

***

Tiềm lực còn ngủ yêntrong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng

Tiềm lực còn ngủ yêntrong bộ óc mang khối u tự mãn

Tiềm lực còn ngủ yêntrong con mắt lờ đờ thuỷ tinh thể

Tiềm lực còn ngủ yêntrong lỗ tai viêm chai màng nhĩ

Tiềm lực còn ngủ yêntrong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm

Tiềm lực còn ngủ yêntrong lớp da biếng lười cảm giác

Năng động lên nàotừ mỗi tế bào, từ mỗi giác quancố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi

***

Cần lưu ýlời nói thật thà có thể bị buộc tộilời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dươngđạo đức giả có thể thành dịch tảlòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

Cần lưu ýcó cái miệng làm chức năng cái bẫysau nụ cười là lởm chởm răng cưacó cái môi mỏng rát hơn lá míahôn má bên này bật máu má bên kiacó trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩakhái niệm bắn ra không biết lối thu về

Cần lưu ýcó lắm sự nhân danh lạ lắmmượn áo thánh thần che lốt ma ranhnhân danh thiện tâm làm điều ác đứcrao vị nhân sinh để bán món vị mình

Cần lưu ýcó lắm nghề lạ lắmnghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhaunghề chửi đổng, nghề ngổi lê, nghề vu cáonghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bàocó cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cảthọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề…

Bộ sưu tập những điều ngang trái ấyphù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê

***

Tôi muốn được làm tiếng hát của emtiếng trong sáng của nắng và giótiếng chát chúa của máy và búatiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vaitiếng trần trụi của lưỡi cuốclang thangkhắp đất nướchát bài hátĐÁNH THỨC TIỀM LỰC…

6. Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nàogập ghềnh lũng thấp đồi caovũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa

Chập chờn trận mạc xa xưaquân reo ngựa hí gươm khua dậy trờithịt xương xưa hoá đất rồinợ xưa còn để nặng đời sau ư?

READ  Nhà văn Tô Hoài: Thông tin tiểu sử, nhận định tác giả

Gió trên vách đá ù ùnghe tù và dội xuống từ cao xanh…

7. Lạng Sơn 1989

Ta về thăm chiến trường xưaem – hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuângió đi để lạnh mưa dầmngười đi để buốt dấu chân trên đường

Đồng Đăng… Ải Khẩu… Bằng Tường…chợ trời bán bán buôn buôn tít mùta đầy một bị ưu tưgiá như cũng bán được như bán hàng

Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quangiá như máu chẳng luênh loang mặt đèoA. Q. túm tóc Chí Phèođể hai bác lính nhà nghèo cùng thua

Nỗi Tô Thị xót xa chưagiá như đừng biết ngày xưa làm gìgiá như đã chả vô triđể ta hỏi lối trở về thiên nhiên

Giá như ta chớ gặp emđể không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùnggiá như em đã có chồngđể bòng bong khỏi rối lòng người dưng.

8. Gửi Huế – Bốn chiếc cầu bắc ngang sông Hương

Em đưa tôi qua Bạch Hổ, Tràng Tiềnvô cớ đứng tần ngần trên cầu Mớisông Hương mùa này trong thấy đáynước về xuôi gió lại ngược lên ngàn

Em đánh số cho cầu theo tuổi nósố mộtsố hai…số ba chen vào giữa

Xin em đếm lạibốn, ba, hai…không lẽ em quên chiếc cầu số mộtchiếc cầu treo cổ nhấtchiếc cầu dải yếm bắc từ xưa!…

9. Gửi Huế – Hỏi thăm

Vừa xa mà đã nghe lâuhỏi thăm áo tím qua cầu có bayớt Đông Ba có còn caygạo de An Cựu độ này còn thơm

Hỏi thăm hoa phượng bên đườngsông Hương mấy bữa mưa nguồn còn trongquán cơm Âm Phủ còn khôngcô gì hôm ấy… lấy chồng hay chưa?

10. Hơi ấm ổ rơm

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêmBà mẹ đón tôi trong gió đêm– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủMẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủRồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằmTôi thao thức trong hương mật ong của ruộngTrong hơi ấm hơn nhiều chăn đệmCủa những cọng rơm xơ xác gầy gò

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta noRiêng cái ấm nồng nàn như lửaCái mộc mạc lên hương của lúaĐâu dễ chia cho tất cả mọi người

Bình Lục – một đêm lỡ đường

Tuyển tập thơ Nguyễn DuyHơi ấm ổ rơm

11. Tiếng hát mùa gặt

Lúa chínĐồng chiêm phả nắng lên khôngCánh cò dẫn gió qua thung lúa vàngGió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Gặt lúaTay nhè nhẹ chút người ơiTrông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòngDễ rơi là hạt đầu bôngCông một nén, của một đồng là đây

Tuốt lúaMảnh sân trăng lúa chất đầyVàng tuôn trong tiếng máy quay xập xìnhRơm vò từng búi rối tinhThân rơm rách để hạt lành lúa ơi

Phơi khôNắng non mầm mục mất thôiVì đời lúa đó mà phơi cho giònNắng già hạt gạo thêm ngonBưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho

Quạt sạchCám ơn cơn gió vô tưQuạt đi vù vù rác rưởi vương rơiHạt nào lép cứ bay thôiGió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!

Đông Vệ – vụ chiêm 1971

12. Vườn cây của ba

Má trồng toàn những cây dễ thươngNào là hoa, là rau, là lúaCòn ba trồng toàn cây dễ sợCây xù xì, cây lại có gai

Cái gai bưởi đụng vào thì chảy máuTrái sầu riêng rớt xuống thì đầu uNhựa hột điều dính vào là rách áoCây dừa cao eo ơi, cao là cao

Cây ba trồng sống lâu thiệt là lâuMưa chẳng dập gió lay chẳng đổThân xù xì cứ đứng trơ trơCành gai góc đâm ngang tua tủa

Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữaCho em bốn mùa vị ngọt hương thơmVườn của ba cây trồng thì dễ sợMà trái nào cũng thiệt dễ thương.

13. Đà lạt một lần trăng

Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắngngọn gió nhà ai thấp thoáng ở bên đồitiếng móng ngựa gõ ròn trên dốc vắngnghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi

Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai ngườitôi lơ đãng nhìn em nhìn lơ đãngsiêu nước pha trà vừa ấp úng sôi

Em biết chứ, chả ai lơ đãng cảhòn than kia đang đỏ đến hết lòngmà ngọn lửa cứ giả vờ le lóimùi nhựa thông theo sợi khói đi vòng…

14. Được yêu như thể ca dao

Bao giờ cho tới ngày xưayêu như các cụ cho vừa lòng tacái thời chưa nhiễm SIDAyêu lăn yêu lóc la đà đã chưa

Ðược yêu như các cụ xưacũng trăng gió cũng mây mưa ào àođược yêu như thể ca daođủ phờ phạc đất đủ lao đao trời

Tây Tàu cũng thế thì thôiy chang cay đắng ngọt bùi khổ đaukhông trầu mà cũng chẳng caulàm sao cho thắm môi nhau thì làm

15. Lên mặt trận, ngày đầu

Lên xứ Lạngchưa thấy thành Tiên Xâyđâu chùa Tam Thanhđâu nàng Tô Thị…

Quân giặc tràn qua đèo Hữu NghịĐồng Đăng thất thủ rồipháo Bằng Tường giội sang xối xảdằng dặc giòng người sơ tán đổ về xuôi

Lẫn lộn người Kinh, người Tày, người Daonào gánh, nào xe, nào gùi, nào váchiển hiện những ngày xưa loạn lạcbiên ải xưa giặc giã mới tràn vàonhững gương mặt nghìn năm đanh sắt lạimáu lửa ngỡ cũ rồi mà vẫn mớivẫn mới cả nón mê cả áo vá chân trần…

Miếng cơm ăn cát bụi bên đườnggiấc ngủ ngồi che hờ tàu lá chuốingôi nhà không bỏ trống sau lưngđàn trâu lang thang lũ gà con xao xáclũ trẻ con mắt tròn ngơ ngácchân trẻ con lũn cũn chạy như đùa

Trẻ con trên ôtô trên xe trâu xe thồtrẻ con trên lưng trẻ con trên taytrẻ con lon ton níu váy níu áođòn gánh nữa kìa kẽo kẹt nghiến trên vaimột đầu gánh là trẻ con còn đầu kia là nồi là gạomắt trẻ con cứ tròn thao láonhư hòn sỏi ném theo đoàn quân đi…

Bao lứa trẻ từng lớn lên như thếgặp lũ trẻ con nay bắt gặp tuổi thơ mìnhgặp tuổi thơ của emgặp tuổi thơ của anhgặp lại cả mấy thời chạy loạnthời là tản cư thời là sơ tángian nan xưa cứ tưởng đã cũ rồi!

Quân đi, quân đingược lên biên giớicó cái nhìn như sỏi ném sau tôi…

Lời kết

Thơ Nguyễn Duy luôn thể hiện sự khẳng khái, bộc trực và giàu tính chiêm nghiệm. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, tác giả đã gặt hái được rất nhiều thành tựu và giải thưởng lớn. Điều ấy chứng tỏ sức hút của những tác phẩm do ông chắp bút.

Xem thêm các tập thơ hay khác tại Thepoetmagazine:

Categories: Thơ theo tác giả
Source: truongcaobaquat.edu.vn

Viết một bình luận