Notice: Undefined index: username in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-content/mu-plugins/index.php on line 46

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the generatepress domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the insert-headers-and-footers domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the schema-and-structured-data-for-wp domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the it-l10n-ithemes-security-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Truyện thơ dân gian là gì? - Trường THPT Cao Bá Quát

Truyện thơ dân gian là gì?

I. Truyện thơ Nôm

Truyện thơ Nôm hay Truyện Nôm thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật). Đây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh về hiện thực của xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nôm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Nội dung của truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả và thường là miêu tả chi tiết, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật. Truyện thơ Nôm tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt dùng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm. Truyện Nôm là một bộ phận văn học độc đáo và thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo của nền văn học phong kiến Việt Nam mà không nền văn học nào có được.

II. Nguồn gốc các truyện thơ Nôm

Truyện thơ Nôm có nhiều nguồn gốc cốt truyện khác nhau:

– Một số tác phẩm sử dụng cốt truyện dân gian (lấy từ cổ tích, thần tích, Phật thoại…) vốn lưu hành trong dân gian như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính, Tống Trân – Cúc Hoa, Trương Chi…

– Một số tác phẩm lấy cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc (tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, ca bản), như: Song Tinh – Bất Dụ, Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai, Tì bù quốc âm tân truyện…

– Một số tác phẩm lấy cốt truyện từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống (có thông qua hư cấu, sáng tạo) như: Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên, Vợ ba Cai Vàng, Chàng Lía… Dù cốt truyện xuất phát từ nguồn nào thì các truyện thơ Nôm vẫn ít nhiều phản ánh các vấn đề của thực tại xã hội và con người đương thời cũng như phản ánh tâm tư, nguyện vọng của tác giả về những điều tốt đẹp hơn cho những nhân vật trong truyện.

III. Phân loại truyện thơ Nôm

– Căn cứ vào thể thơ dùng để sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm Đường luật và truyện thơ Nôm lục bát. Truyện thơ Nôm Đường luật không có nhiều, cũng như bị thất truyền, chỉ có một số tác phẩm như: Tô Công phụng sứ, Chiêu Quân cống hồ, Lâm tuyền kì ngộ. Truyện thơ Nôm lục bát chiếm ưu thế với số lượng và thành tựu lớn, đại diện cho truyện thơ Nôm nói chung. Các tác phẩm tiêu biểu có: Truyện Kiều, Hoa tiên, Truyện Lục Vân Tiên, Tống Trân – Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa…

– Căn cứ vào đối tượng sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác do được truyền miệng hoặc qua ghi chép thô sơ trong dân gian nên khó xác định tác giả. Loại tác phẩm này cũng chủ yếu lưu hành trong dàn gian. Nội dung của chúng thường phản ánh khát vọng của người dân tầng lớp dưới (bình đẳng xã hội, thay đối vị thế trong xã hội, ước mơ ấm no, hòa bình, hạnh phúc, những điều tốt đẹp trong cuộc sống… Chất lượng nghệ thuật của loại truyện này cũng ở mức vừa phải, ngôn ngữ bình dân gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, ít có các biện pháp tu từ cũng như sử dụng những từ ngữ thể hiện quyền thế. Nhóm này có các tác phẩm như: Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn… Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng), thường là tầng lớp nho gia trong xã hội sáng tác và lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa. Nội dung của chúng thường phản ánh nhu cầu của giới trí thức lớp trên (giải phóng tình cảm, khẳng định tài năng, phẩm hạnh). Chất lượng nghệ thuật của truyện thơ Nôm bác học khá cao. Nhóm này có những tác phẩm như: Truyện Kiều, Hoa tiên, Phan Trần, Sơ kính tản trang, Truyện Lục Vân Tiên…

Theo Đại học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, các tác phẩm truyện thơ Nôm có thể được phân chia như sau:

– Truyện thơ Nôm tài tử giai nhân vay mượn Trung Quốc (như: Song Tinh Bất Dạ, Hoa tiên, Truyện Kiều, Ngọc Kiều Lê, Nhị độ mai, Hảo cầu tân truyện…).

– Truyện thơ Nôm tài tử giai nhân do văn nhân Việt Nam tự sáng tác (như: Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên, Mộng hiền truyện, Vân Trung Nguyệt Kính tân truyện, Lưu nữ tướng…

– Truyện thơ Nôm truyền kì (như: Bạch Viên Tôn Các, Bích Câu kì ngộ, Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai tân truyện, Từ Thức tân truyện…)..

– Truyện thơ Nôm truyền thuyết (như: Chử Đồng Tử diễn ca, Đổng Thiên Vương tân truyện…). – Truyện thơ cổ tích (như: Thạch Sanh, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Lâm Sanh – Xuân Nương, Lưu Bình – Dương Lễ…).

– Truyện thơ Nôm ngụ ngôn (như: Truyện Trinh thử, Truyện Trê Cóc, Lục súc tranh công…). – Truyện thơ Nôm sử tích (khu biệt với diễn ca lịch sử) (như: Chúa Thao cổ truyện, Ông Ninh cổ truyện, Trung quân đối diễn ca…).

– Truyện thơ Nôm tôn giáo (như: Quan Âm tống tử bản hạnh, Quan Âm Thị Kính, Mục Liên Thanh Đề, Lưu Hương diễn nghĩa bảo quyển…).

Cho đến nay việc phân loại các tác phẩm truyện thơ Nôm vẫn còn nhiều khó khăn do sự khác biệt giữa thể loại văn học này với các thể loại văn học khác là không quá sâu sắc.

IV. Chủ đề truyện thơ Nôm

1. Truyện thơ Nôm thường hướng đến hai chủ đề chính:

a. Truyện thơ Nôm bác học.

Chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa: Đây là chủ để nổi bật trong các truyện thơ Nôm bác học mà nổi bật và dễ thấy nhất là các tác phẩm như Sơ kính tân trang, Truyện Kiều… Trong các truyện này, các cặp đôi nhân vật “tài tử – giai nhân” đã đến với nhau bằng tình cảm yêu đương tự nhiên, chân thật, say đắm của tuổi trẻ và đầy tính lãng mạn. Những cặp đôi nhân vật cũng thường phải vượt qua những trở ngại của lễ giáo và của các thế lực xã hội khác (nhờ sự trợ giúp nhất định của các lực lượng thần kì hoặc tiến bộ) để cuối cùng nên duyên chồng vợ, hưởng hạnh phúc lứa đôi tương đối trọn vẹn, lí tưởng nhằm chứng minh cho tình yêu đôi lứa mãnh liệt của nhân vật trong truyện.

READ  Hợp Thức Hóa Lãnh Sự

b. Truyện thơ Nôm bình dân.

Chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội: Đây là chủ đề nổi bật trong các truyện thơ Nôm bình dân như mà nổi bật là các tác phẩm khuyết danh như Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn… (ở một số truyện thơ Nôm bác học, chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội cũng được đề cập như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên… nhưng chỉ là chủ đề phụ, cái chính vẫn là tình yêu đôi lứa trong xã hội phong kiến cũ). Các truyện này thường kết thúc có hậu (nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì, kì bí hay các nhân vật mang tính nghĩa hiệp), thoả mãn mơ ước về một xã hội công bằng, về sự thay đổi số phận của các tầng lớp dưới thấp hèn trong xã hội. Các mối tình cao đẹp, trong sáng cũng được nâng niu, ca ngợi. Đồng thời chủ đề trong những tác phẩm thơ Nôm khuyết danh cũng là những cuộc đấu tranh của những người bị áp bức chống cường quyền bạo chúa bảo vệ tình yêu thủy chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm. Qua cuộc đấu tranh nhiều khi không cân sức ấy, tác giả truyện Nôm bình dân có ý thức làm nổi bật được những đề mà loại tác phẩm này luôn hướng đến:

– Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó. Trong vấn đề phản ánh hiện thực, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa, nhằm vạch rõ bản chất của xã hội phong kiến, nói lên những nỗi thống khổ của quần chúng lao động dưới ách cai trị tàn bạo, gây nên bao nỗi lầm than trong cuộc sống, tác giả của những truyện nôm giàu tính quần chúng này cũng chưa có được cái nhìn đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. Kẻ thù giai cấp của quần chúng hiện lên trong truyện chưa phải là cả hệ thống giai cấp phong kiến thống trị đã cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân mà chỉ hiện lên lẻ tẻ từng đối tượng như quan lại đương thời, chúa đất, địa chủ… Hình thức bóc lột chính là bóc lột về mặt kinh tế vẫn chưa được các tác giả của bộ phận văn học này đề cập đến. Song ở một mức độ nào đó các tác giả này cũng đã chung sức vạch rõ bản chất thối nát, tàn bạo quá nức của xã hội phong kiến nhiều bất công. Họ cũng đã dũng cảm làm công việc mà những nhà thơ, nhà văn đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị không dám làm hoặc che giấu để dối mình, lừa người mà bỏ qua giá trị nhân văn sâu sắc, giá trị tố cáo mạnh mẽ của những câu chuyện này. Đó là sự phơi bày chân dung thực vốn hết sức bẩn thỉu của giai cấp thống trị. Có thể nói, cùng với bộ phận văn học dân gian, truyện Nôm bình dân đã giúp chúng ta tìm hiểu thêm được nhiều mặt thuộc về bản chất của xã hội phong kiến, một xã hội mà lịch sử dân tộc ta vẫn lên án cho tới ngày nay. Những truyện Nôm khuyết danh đã xây dựng được một hệ thống nhân vật phản diện quen thuộc trong xã hội xưa từ vua chúa, quan lại, bọn nhà giàu ở nông thôn cho đến cả thần thánh (những thần thánh tàn ác). Qua lối ứng xử của hệ thống nhân vật phản diện này với những tầng lớp thấp hơn trong xã hội, các tác giả đã vạch trần, tố cáo bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột, áp bức đồng thời nói lên tình trạng thống khổ của các tầng lớp nhân dân với một thái độ đồng cảm, cảm thông sâu sắc..

– Những nhân vật phản diện đó thường có các đặc điểm như:

+ Vua chúa: Nếu như trong văn học bác học vua chúa thường được nhắc đến với một thái độ tôn kính hoặc được coi như những thần tượng thiêng liêng tôn quý, đại diện cho thần linh cai quản nhân dân, được thần tượng hóa nhằm nâng cao phẩm giá của họ thì ở truyện Nôm bình dân là hoàn toàn trái ngược. Họ chỉ là những tên hôn quân, bạo chúa đáng lên án nhất. Loại truyện này thường nói rất nhiều đến việc vua chúa ép duyên trắng trợn. Hoặc chúng ép các tân khoa trạng nguyên phải bỏ vợ tào khang (người vợ đã cùng chung sống trong cảnh nghèo hèn) để lấy con gái mình (hai tên vua trong Tống Trân – Cúc Hoa đã lần lượt ép Tống Trân lấy con gái mình, bỉ ổi nhất là tên vua nước Việt sau khi không ép được Tống Trân hắn đã đẩy chàng đi xa). Hoặc những tên vua như Trang vương trong Phạm Tải – Ngọc Hoa, vua Hung Nô trong Lý Công đã ép những người con gái đẹp bỏ chồng để lấy mình. Tàn bạo nhất vẫn là Trang Vương, hành động ép buộc của y đã đẩy Ngọc Hoa – một cô gái đang yêu vào chỗ chết. Cái chết của nhân vật này đã gieo vào lòng người đọc một nỗi thương tâm vô hạn và càng thấy căm thù hơn giai cấp phong kiến thống trị đã gây ra con đường chết của một người phụ nữ vô tội. Trong những câu chuyện nôm, tầng lớp vua quan là tầng lớp có quyền, có lực nên tự cho phép mình làm những việc trái với luân thường, đạo lý của một tầng lớp nổi tiếng là thanh cao, uyên nhã đối với quần chúng lao động – những con người bị áp bức đến cùng cực. Tên vua Bảo Vương trong Lý Công đã cương quyết cắt đứt tình cha con, nhẫn tâm bắt con gái độc nhất cho voi giày, không được thì đem thả bể trôi sông chỉ vì công chúa đã tự tiện yêu đương ngoài sự kiểm soát của cha mẹ.

READ  Rượu Gin Là Gì? Các Loại Rượu Gin Nổi Tiếng Thế Giới

+ Quan lại: Trong truyện Nôm bình dân, bọn quan lại hiện lên với hình ảnh là những kẻ bất tài, bất lực, chỉ giỏi việc xu nịnh vua, giỏi ức hiếp dân lành, thu lợi về túi mình. Cả lũ triều thần trong Phạm Tải – Ngọc Hoa không ngăn cản nổi vua làm điều xằng bậy lại còn xúi giục vua đi sâu vào tội lỗi. Tên quan trong Phương Hoa chỉ vì không lấy được người con gái đã hứa hôn đã đem tay chân đến giết hại, cướp của, phá nhà của cô.

+ Địa chủ ở nông thôn: Những phú ông, những trưởng giả – bọn giàu có ở nông thôn được phản ánh trong các truyện Nôm khuyết danh bình dân khá sâu sắc và đanh thép. Nét nổi bật ở bọn người này là tâm lý tham tiền hám của, luôn muốn tư lợi cho riêng mình, mà không biết nghĩ cho người khác. Vì tiền, bọn chúng có thể làm tất cả để thoán đoạt của cải, vật chất của người khác. Nổi bật cho nhân vật này phải kể đến tên trưởng giả trong Tống Trân – Cúc Hoa. Vì tiền mà hắn đã coi con gái như một món hàng có thể đánh mõ, rao làng, gả bán mấy lần cũng được mặc cho cô gái nghèo kêu khóc thảm thương. Tóm lại tất cả những nhân vật phản diện này để đạt được mục tiêu ích kỷ, đê hèn của mình đã không từ một âm mưu, một thủ đoạn đen tối, hiểm độc nào nhằm thỏa mãn diều mà chúng cần. Chúng đã giày xéo lên những đạo đức, luân lý cơ bản nhất, giày xéo lên những pháp luật mà chúng đặt ra, giày xéo lên tính mạng của người dân và phá hoại hạnh phúc của bao nhiêu người vô tội. Đồng thời với việc tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, tác giả của bộ phận văn học này đã nói lên được nỗi thống khổ của quần chúng lao động (hạnh phúc tan vỡ, tính mạng bị đe dọa…) với một thái độ đồng cảm sâu sắc. Đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động: Truyện Nôm bình dân có một giá trị nhân đạo khá sâu sắc bởi nó không chỉ tố cáo những tội ác của giai cấp thống trị với quần chúng lao động , với những con người bị áp bức, đè nén lên cuộc đời của nhiều người dân vô tội mà các tác giả của bộ phận văn học này còn có ý thức đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động, đặc biệt là đề cao người phụ nữ – con người thấp hèn nhất trong xã hội xưa, chịu nhiều oan ức của xã hội phong kiến Khuynh hướng đề cao quần chúng lao động đều thể hiện rất rõ trong mọi truyện Nôm bình dân mà ai cũng có thể thấy được. Ta thấy rằng các nhân vật chính bao giờ cũng là những người lao động, những người bị áp bức, bóc lột. Truyện viết về họ nên tác giả thường lấy tên họ đặt cho tác phẩm như những câu chuyện Thạch Sanh, Tấm Cám, Trương Chi Mị Nương. Truyện Nôm dạng này cũng đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, tác giả của bộ phận văn học này chủ yếu viết về những tình cảm tốt đẹp và lòng nhân đạo cao quý của họ. Trước hết là lòng thương người, một tình thương hết sức mộc mạc, chân thành mà cảm động và vững bền giữa những người dân sống trong một xã hội bất công nhưng bằng những tinh thần tốt đẹp đã vượt qua thời cuộc và luôn sống tốt như những đạo lý của ông cha. Tình cảm giữa người với người trong truyện Nôm cũng hết sức thường trực, mà nổi bật nhất vẫn là tình cảm, tình yêu và sự thủy chung, sắt son của những cặp vợ chồng, họ yêu thương thắm thiết và chung thủy hết mực với nhau. Sự chung thủy của vợ chồng Phạm Công – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa đã giúp họ vượt qua mọi thử thách, mọi cảnh ngộ éo le mà xã hội phong kiến đã bày ra, giúo họ vượt lên trên sự cám dỗ của giàu sang, phú quý, đứng vững trước sự đe dọa của cường quyền, bạo lực cũng chính là đại diện cho tình yêu thương thắm thiết trong mỗi gia đình người lao động nghèo trong xã hội cũ Ngoài ra tác giả của bộ phận văn học này cũng đặc biệt chú ý đề cao đến người phụ nữ. Đây cũng là một nét đặc sắc của văn học giai đoạn này đồng thời nó cũng là sự phản ánh vai trò, chức năng của người phụ nữ trong văn học. Các nhân vật phụ nữ xuất hiện trong các truyện Nôm bình dân có nhiều nét đổi mới: Họ xuất hiện với một tư thế của người vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, đưa bản thân mình chống lại hoàn cảnh éo le, bất hạnh, chứ không buông xuôi, yếu đuối như trong những câu chuyện cổ tích. Thường xuất thân từ lá ngọc cành vàng (con nhà triệu phú trở lên như Cúc Hoa) nhưng các nhân vật nữ này lại có thân phận cụ thể của quần chúng lao động (họ cũng bị áp bức, đè nén; giàu lòng trắc ẩn, giàu lòng thương người). Nhân vật người phụ nữ trong thời kì này có những điểm đáng chú ý như: Các nhân vật nữ đã dám hành động theo suy nghĩ của mình chứ không theo đạo đức phong kiến. Hành động của Cúc Hoa, Ngọc Hoa quả là những hành động táo bạo. Hai cô gái này đã cương quyết lấy người con trai mà mình đã thương yêu dù những chàng trai đó là những người ăn mày nghèo nàn vì chỉ có tình yêu mới đem lại hạnh phúc vợ chồng. Quan niệm về hôn nhân của Cúc Hoa, Ngọc Hoa là một quan niệm hết sức tiến bộ, nó vượt xa quan niệm môn đăng hộ đối của các cô gái quý tộc xưa. Bởi vì, ai cũng biết, sự sắp đặt của gia đình phong kiến xưa không phải luôn đưa đến hạnh phúc cho những người trong cuộc nếu chúng không đến theo ý muốn của mỗi người. Hoàn toàn khác với các cô gái trong truyện Nôm bác học, đến với tình yêu bằng sự rung động của giới tính, các cô gái của truyện Nôm bình dân đã đến với tình yêu bằng sự rung động của đạo đức – lòng yêu thương những người nghèo nhưng có một phẩm hạnh cao quý và đáng tôn trọng. Đây chính là cơ sở của nhiều mối tình son sắt, thủy chung bất chấp những ngang trái của cuộc đời cũ. Một số nhân vật nữ không chỉ dám chủ động xây dựng hạnh phúc mà còn tích cực đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc và tình yêu đẹp đẽ của mình, dám đương đầu với những ý kiến trái chiều, những định kiến cũ nát của xã hội. Và trong cuộc đấu tranh đó họ đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp (lòng vị tha, đức hi sinh, nghị lực phi thường, trí thông minh quyết đoán…) của mình mà nội dung phản ánh còn được mở rộng, ý nghĩa xã hội của chủ đề được nâng cao. Cuộc đấu tranh của họ ngoài ý nghĩa bảo vệ hạnh phúc, tình yêu còn có ý nghĩa bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ công lý cho những người đồng cảnh ngộ.

READ  One size là size gì?Cách nhận biết quần áo one size?

Ngoài ra các tác giả truyện Nôm bình dân cũng thường đưa ra những cách giải quyết tích cực, tiến bộ các vấn đề xã hội. Có thể nói đến như sau:

+ Truyện Nôm bình dân không chỉ đặt ra những vấn đề lớn lao cho nhân vật và thường gắn với thời cuộc mà truyện Nôm còn đưa ra được cách giải quyết tích cực là để những người lương thiện chiến thắng các lực lượng bạo tàn. Đây là phần lãng mạn tích cực của bộ phận văn học này vì trong chế độ phong kiến nói chung nhân dân lao động khó mà tìm được hạnh phúc trọn vẹn.

+ Các tác giả truyện Nôm luôn làm sáng tỏ một điều là sống trong xã hội đen tối đó quần chúng lao động bao giờ cũng có một ước mơ về một xã hội không có sự bất công, bất bình đẳng, một xã hội thái bình trong đó người ta sống yêu thương nhau và có hạnh phúc đầy đủ, được sống tự do với chính bản thân mình, họ ước mơ một xã hội có vua tốt, tôi hiền. Đó là những mơ ước chính đáng (xét trong hoàn cảnh xã hội) chứ chưa phải là những mơ ước đúng đắn nhất, đầy đủ nhất.

+ Tác giả của bộ phận văn học này là những người có cuộc sống khá gần gũi với quần chúng lao động nên họ hiểu được quần chúng nhiều hơn và phản ánh được những ước mơ đẹp đẽ, phản ánh được tinh thần lạc quan mạnh khỏe của quần chúng vào sáng tác của mình. Vì thế các sáng tác của các tác giả bình dân này đã tiếp thêm sức sống cho con người lao động trong xã hộ xưa, quần chúng tìm đến những sáng tạo nghệ thuật này.

Ba vấn đề này được coi là ba đặc điểm chính về nội dung của truyện Nôm bình dân. Ba đặc điểm này cũng đã nói lên rằng truyện Nôm bình dân có một nội dung gần gũi với quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của quần chúng lao động. Theo nhà văn Nguyễn Lộc thì “truyện Nôm bình dân có khác”, “tự do yêu đương thực chất chưa phải là vấn đề”. Ông cho rằng: “Truyện Nôm bình dân chủ yếu đặt vấn đề bảo vệ tình vợ chồng, nói rộng ra là bảo vệ gia đình trong thời kì tan rã của chế độ phong kiến”. Quả thật như vậy, cuộc đấu tranh vượt qua thử thách của những nhân vật chính trong loại truyện thơ Nôm cổ tích là hướng đến việc khẳng định đạo lí gia đình, ca ngợi đạo nghĩa vợ chồng mang màu sắc giáo huấn, răn đời. Đó không phải là cuộc đấu tranh vươn tới ước mơ giải phóng cá nhân, tự do trong tình yêu, hôn nhân đôi lứa. Chính vì vậy mà ta thấy đôi nhân vật nam nữ trong loại truyện Nôm cổ tích kết hôn một cách dễ dàng ngay từ đầu truyện, còn đôi lứa trong loại truyện Nôm TTGN phải trải qua cuộc đấu tranh sinh tử mới đạt tới cái đích cuối cùng là hôn nhân. Đúng như nhận định của Đổng Quốc Viêm trong Minh Thanh tiểu thuyết tư trào: “Tiểu thuyết TTGN chính diện biểu hiện văn nhân, biểu hiện lí tưởng tình ý của văn nhân. Dù ở trình độ nào cũng có thể nói, đấy là kiểu loại văn học tự mình viết về mình” Truyện thơ Nôm thường kết cấu theo mô hình: Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên, kết hợp với kết thúc có hậu và phần ngoại truyện – xem bảng dưới).Tuỳ vào chủ đề của tác phẩm mà phần nào sẽ được nhấn mạnh. Đối với các truyện thơ Nôm mang chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa, thì “gặp gỡ” thường được nhấn mạnh, tác giả dành nhiều trang viết để đi sâu vào miêu tả và tán dương tình yêu tự do, say đắm của đôi lứa nhằm thể hiện tình yêu mãnh liệt của cặp đôi đó. Đối với các truyện thơ Nôm mang chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội thì “tai biến” (và sự đấu tranh vượt qua những “tai biến” trong cuộc sống) là phần quan trọng. Tuy nhiên, cả hai loại truyện này đều cơ bản có kết thúc giống nhau với một kết thúc có hậu, kết thúc có tính chất lí tưởng. (Tất nhiên, cũng có những tác phẩm có hậu chỉ là bề ngoài, thực chất là kết thúc bi kịch, chẳng hạn như Truyện Kiều, phản ánh khát vọng (đồng thời cũng là sự bế tắc, bất lực) của tác giả trước thực tại bất công, nghiệt ngã của xã hội xưa). So với văn học dân gian, truyện Nôm bình dân cũng có một số nét khác biệt thể hiện của một thể loại có khả năng phản ánh hơn truyện cổ như tác giả đã chú ý mô tả một số cảnh sinh hoạt xã hội và con người, yếu tố trữ tình ít nhiều đã có vị trí đáng kể, thỉnh thoảng có tác giả đã chú ý miêu tả tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra truyện Nôm bình dân cũng không còn những lời bình luận, triết lý về cuộc đời của tác giả ở đầu hay cuối truyện như ở truyện cổ. Truyện thơ Nôm bình dân hầu hết không có tên tác giả, được lưu truyền trong dân gian, ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, Truyện Nôm bác học có ngôn ngữ trau chuốt, điêu luyện, dùng nhiều từ Hán Việt, điển tích, tiêu biểu cho trình độ diễn đat của văn học viết của dân tộc, trong đó có những tác phẩm đạt tới mức độ cổ điển, mẫu mực, bất hủ như Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du.

Thanh Liêm (Sưu tầm)