Notice: Undefined index: username in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-content/mu-plugins/index.php on line 46

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the generatepress domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the insert-headers-and-footers domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the schema-and-structured-data-for-wp domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the it-l10n-ithemes-security-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Thơ Đường Luật là gì? Khám phá những bài thơ hay nhất - Trường THPT Cao Bá Quát

Thơ Đường Luật là gì? Khám phá những bài thơ hay nhất

Thơ Đường Luật được xuất hiện từ rất lâu trong nền văn học Trung Quốc. Người Việt cũng sử dụng hình thức này với nhiều dạng khác nhau.

Trường THPT Cao Bá Quát đã tổng hợp nhiều bài thơ Đường xuất sắc từ hàng trăm năm trước. Bên cạnh đó, cũng không ít bài thơ do tác giả hiện đại sáng tác dựa trên nguyên tắc gieo vần của thơ Đường Luật.

Thơ Đường Luật là gì?

Thơ Đường Luật là thơ đường tuân thủ quy tắc Niêm – Luật – Đối – Vần – Bố Cục. Thể loại thơ này có thể chia thành nhiều dạng:

  • Thất ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
  • Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
  • Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ.
  • Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ.

thơ đường luậtKhám phá thơ Đường Luật

Nguồn gốc của thơ Đường Luật

Thơ Đường Luật xuất hiện từ rất lâu ở Trung Quốc, đến thời nhà Đường thống nhất quy định. Thể loại này được áp dụng thi cử ở Trung Quốc qua nhiều đời giai đoạn phong kiến.

Thời Bắc thuộc, Việt Nam cũng dùng rất nhiều trong quá trình tuyển chọn nhân tài. Với luật quy định chặt chẽ, đến năm 1925, Việt Nam có một số thay đổi tính gò bó để tăng khả năng thổi hồn vào từng câu thơ của tác giả.

Luật thơ Đường Luật

Đây là một trong các thể thơ truyền thống với nghiêm luật hoàn chỉnh, quy định kín kẽ. Quy định về luật thơ được chia sẻ chi tiết tại đây:

Với thể thơ Đường Luật, có 2 vấn đề được quy định rõ chính là đối âm (bằng trắc) và đối ý. Trong quá trình sáng tác, các nhà thơ cần nắm rõ những quy định này.

luật thơ đường luậtLuật được áp dụng trong thơ Đường Luật

Luật đối âm

Luật bằng trắc của dạng thơ này dùng chữ ở vị trí số 2, 4, 6 và 7. Bài có luật bằng sẽ sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên. Nếu chữ này là thanh sắc sẽ là luật trắc.

Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác thanh điệu với chữ thứ 2, 6. Nếu chữ vị trí thứ 2 và 6 là thanh trắc, vị trí 4 dùng thanh bằng và ngược lại.

Lưu ý: Bài thơ không tuân thủ đúng quy tắc về âm sẽ gọi là “Thất luật”, hiểu đơn giản là không đúng luật thơ.

Luật đối ý

Ý nghĩa câu 3 đối lại câu 4, câu 5 đối lại câu 6, đối chính là sự tương phản. Lưu ý, đối nghĩa phải cùng chung dạng từ, ví dụ danh từ phải đối với danh từ. Trường hợp không dùng đúng luật đối sẽ gọi là “Thất đối”.

Cách làm thơ Đường Luật

Thể thơ này đưa ra hệ thống đầy đủ quy tắc từ bố cục, cách gieo vần cho đến đối âm, đối ý. Nếu bạn muốn sáng tác bài thơ theo dạng này, hãy lưu ý một số vấn đề căn bản, làm bất cứ bài nào cũng phải nắm rõ.

làm thơ đường luậtHướng dẫn cách làm thơ Đường Luật

Niêm

Câu thơ cùng luật niêm với nhau theo đặc điểm:

  • Chữ thứ 2 gieo cùng một âm bằng/trắc.
  • Bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.

Quy tắc niêm cho thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, chi tiết bạn có thể theo dõi trong bài về thể thơ này:

  • Câu 1 niêm câu 8
  • Câu 2 niệm câu 3
  • Câu 4 niêm câu 5
  • Câu 6 niêm câu 7.

Với thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 1. Bạn có thể tham khảo bảng luật từng dạng thuộc thể thơ này:

Thể thơBảng luật
Thất ngôn tứ tuyệt

(Luật trắc vần bằng – 3 vần)

T – T – B – B – T – T – B (vần)

B – B – T – T – T – B – B (vần)

B – B – T – T – B – B – T (Đối hoặc không với câu 4)

T – T – B – B – T – T – B (vần), (Đối hoặc không với câu 3)

Thất ngôn tứ tuyệt

(Luật bằng vần bằng – 3 vần)

B – B – T – T – T – B – B (vần)

T – T – B – B – T – T – B (vần)

T – T – B – B – B – T – T (Đối hoặc không Đối với câu 4)

B – B – T – T – T – B – B (vần) (Đối hoặc không Đối với câu 3)

Thất ngôn tứ tuyệt (Luật trắc vần bằng – 2 vần)B – T – T – T – B – B – T (Đối hoặc không Đối với câu 2)

T – T – B – B – T – T – B (vần) (Đối hoặc không Đối với câu 1)

T – T – B – B – B – T – T

B – B – T – T – T – B – B (vần)

Thất ngôn tứ tuyệt (Luật bằng vần bằng – 2 vần)B – B – T – T – B – B – T (Đối hoặc không với câu 2)

T – T – B – B – T – T – B (vần) (Đối hoặc không với câu 1)

T – T – B – B – B – T – T

B – B – T – T – T – B – B (vần)

Bố cục bài thơ

Thơ Đường Luật có bố cục 4 phần:

  • Đề (2 câu đầu): Câu thứ nhất là phá đề, câu thứ hai là thừa đề, có chuyển tiếp ý vào phần sau.
  • Thực (2 câu tiếp theo): Giải thích rõ ý được nêu ở đầu bài.
  • Luận (2 câu tiế sau thực): Bình luận.
  • Kết (2 câu cuối): Tổng hợp lại toàn nội dung, câu 7 là thúc, câu 8 là hợp.

Bài thơ có bố cục được quy định khắt khe, nhưng điểm này cũng khiến nhiều người thích thú và lựa chọn sáng tác.

Cách gieo vần

Những từ phát âm giống, gần giống tạo âm điệu. Các từ có vần giống hoàn toàn gọi là vần chính, gần giống nhau sẽ gọi là vần thông.

Thể loại thơ này chỉ gieo 1 vần bằng ở cuối câu 1, 2 và 4 (thơ tứ tuyệt), 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú). Chữ cuối cùng ở câu thứ nhất của dạng ngũ ngôn có thể gieo vần hoặc không.

Khám phá những bài thơ Đường Luật nổi tiếng

Rất nhiều tác phẩm nổi tiếng được thi sĩ Việt Nam sáng tác theo thơ Đường, mang đến những tác phẩm văn học để đời. Mời bạn cùng khám phá những bài thơ hay và nổi tiếng nhất:

1/ Thói đời

Thế gian biến đổi vũng nên đồi

Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi

Còn bạc, còn tiền còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu hết ông tôi

Xưa nay đều trọng người chân thực

Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi

Ở thế mới hay người bạc ác

Giàu thì tìm đến khó tìm lui.

làm thơ đường luật là gìBài thơ Thói Đời

2/ Tự Thuật

Tác giả: Nguyễn Công Trứ

Hai mươi năm lẻ những mơ màng,

Cuộc thế xem qua đã chán chường.

Lúc đạt, chẳng qua nhờ vận mạng;

Khi cùng, chớ cậy có văn chương.

Theo thời cũng rắp tìm nghề khác;

Bẩm tính đà quan giữ nét ương.

Thờ thế rủi may thời cũng mặc.

Ai dư nước mắt khóc giàu sang.

3/ Qua Đèo Ngang

Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

cách làm thơ đường luậtBài thơ Qua Đèo Ngang

4/ Đêm Mùa Hạ

Tác giả: Nguyễn Khuyến.

Tháng Tư đầu mùa Hạ,

Tiết trời thật oi ả.

Tiếng dế kêu thiết tha;

Đàn muỗi bay tơi tả.

Nỗi ấy biết cùng ai?

Cảnh này buồn cả dạ!

BIếng nhắp năm canh chầy,

Gà đà sớm giục giả.

5/ Thu Điếu

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

6/ Chiếc áo dài Việt Nam

Tác giả: Đinh Vũ Ngọc

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Vạt rộng nam phần chao cánh gió

Vòng eo trung bộ thắt lưng ngà

Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.

7/ Có những dòng sông

Tác giả: Xuân Yên

Có những dòng sông gợi nhớ thương

Âm ba vang vọng suốt canh trường

Đêm ngày trăn trở cùng mây sóng

Năm tháng dạt dào với gió sương

Mạch sống dâng đầy nuôi đất mẹ

Nguồn vui trải rộng gởi quê hương

Đẩy lùi phèn mặn mùa xanh tới

Khắp chốn yên vui đẹp phố phường.

8/ Lũ quê nhà

Tác giả: Mai Quốc Liên.

Quê hương lũ lụt liền hai bận

Chống chèo giông bão giữa tai ương

Đọc bức thư nhà nhoà nước mắt

Chữ chữ lòng đau xót cố hương.

9/ Chiều hôm nhớ nhà

Tác giả: Trần Huy Liệu

Ai khéo tô nên cái vẻ buồn!

Này người lữ thứ cảnh hoàng hôn.

Đàn chim xao xác bay về tổ,

Lũ mục ì èo trở lại thôn.

Trời đất bỗng treo tranh thảm đạm,

Quê hương như nhắc dạ bôn chôn,

Riêng mình đòi đoạn riêng mình biết,

Đổ giục bên tai tiếng trống đồn.

10/ Cánh đồng buổi mai

Tác giả: Khương Hữu Dụng.

Bướm lượn chim kêu giữa cánh đồng

Bước ra mừng lại thấy vừng đông

Sương đeo ngọn cỏ màu phô bạc,

Nắng hé chồi hoa sắc trổ hồng.

Kèn trúc chăn bò kêu dậy núi,

Gàu giai tát nước hát vang sông.

Cái nghề gồm cả vui và khổ

Bức vẽ thiên nhiên đẹp lạ lùng…

11/ Đề núi Hàm Rồng

Tác giả: Đặng Xuân Bảng

Núi đây tên gọi núi Hàm Rồng

Ấy cảnh thiên nhiên cảnh lạ lùng

Nước cuốn rêu xanh màu đá lũa

Mây in vẻ tía bóng gương lồng

Chim toan cất cánh bay qua đỉnh

Cá chực giương vây vượt giữa dòng

Danh lợi ấy ai lòng rửa sạch

Nước sông biết đợi lúc nào trong.

12/ Vịnh cảnh Dalat

Tác giả: Quách Tấn.

Thị thành pha lẫn thú lâm tuyền

Rảo bước ngờ như đến cõi tiên

Hoa cỏ vẽ vời tranh thuỷ mạc

Lâu đài tô điểm cảnh thiên nhiên

Non cao nước chảy thơ đầy túi

Gió mát trăng trong rượu nặng thuyền

Qua lại bốn mùa xuân cả bốn

Người nầy cảnh ấy hẳn nhân duyên.

13/ Nơi Ấy Bình Yên!

Tác giả: Khương Thuỵ Phùng.

Cảnh đẹp nên thơ quá hữu tình

Yên bình như một chốn Huyền linh

Cây say trong nắng hoa say nước

Ngọn gió ghen hờn cũng lặng thinh.

Mây trắng biết điều trôi lặng lẽ

Để nắng bên cây tạo bóng hình

Trên bề mặt nước như gương ấy

Ôm trọn bầu trời cảnh bình minh.

14/ Thăm Ngũ Hành Sơn

Tác giả: Đỗ Thị Thận.

Mây trắng ôm ngang dải Ngũ Hành

Thiên nhiên ưu đãi vẽ nên tranh

“Cờ Tiên” thơ mộng sương mờ phủ

“Động Phật” linh thiêng đá tạc thành

Mây khói quyện hoà khơi ước vọng

Suối khe róc rách cuốn hư danh

Tao nhân mặc khách còn lưu luyến

Nửa mảnh trăng ngà chiếu mỏng manh.

15/ Nỗi buồn xuân xưa

Tác giả: Đông Hòa.

Xuân vắng đã xưa cảnh đổi dời

Muộn ngày thêm trắng sợi buồn rơi

Nhân tình luyến mộng đêm mòn giấc

Mộ huyệt chôn người kiếp khổ đời

Ân oán nỗi lòng vương đắm mộng

Đớn đau hồn lặng khuất ngàn khơi

Trần duyên mãi tiếc ai tràn lệ

Xuân đợi mỏi chân bước rã rời.

16/ Ung Dung

Tác giả: Khánh Chân.

Rượu bầu thơ túi cứ an nhiên

Thênh thang trời đất sống như tiên

Kệ thằng danh lợi lòng không lụy

Mặc đứa giàu sang dạ chẳng phiền

Gối bóng trăng khuya vờn đỉnh núi

Tựa làn gió nhạt thoảng bên hiên

Thế gian một kiếp sầu ai oán

Bốn cửa nhân sinh thỏa nhãn tiền.

17/ Tức cảnh

Tác giả: Nguyễn Thanh Toàn.

Cần Thơ nắng trải ngất ngây tình

Nhẹ lướt du thuyền ngoạn cảnh xinh

Bổng tiếng đàn bầu vương nét cọ

Xề câu vọng cổ bén duyên mình

Cầu vươn sừng sững, chim vờn bóng

Nước chảy miên man, cá giỡn hình

Vẳng giọng hò ai da diết lạ

Hay là nhắn gọi đất hồi sinh.

18/ Chiều Xuân Hà Nội

Tác giả: Xuân Bảo.

Chiều xuân Hà Nội gió riêu riêu

Tháp bút mờ xa rựng ráng chiều

Nắng sót bừng soi đường phố cũ

Trăng ngời rắc hạt bức tường rêu

Long Biên sừng sững con rồng thép

Sông Nhị lung linh giải lụa điều

Cây cối xanh tươi mầm nảy nụ

Bờ xa ríu rít tiếng chim kêu

19/ Thiếp bạc mệnh (Phiên âm)

Tác giả: Đỗ Thẩm Ngôn

Thảo lục Trường Môn yểm,

Đài thanh Vĩnh Hạng u.

Sủng di tân ái đoạt,

Lệ lạc cố tình lưu.

Đề điểu kinh tàn mộng,

Phi hoa giảo độc sầu.

Tự liên xuân sắc bãi,

Đoàn phiến phục nghinh thu.

20/ Ba tiêu (Cây Chuối) – Nguyễn Trãi

芭蕭自橅唏春卒吏添,苔蓬邏牟偷店。情書蔑幅封群謹,陿唏兜強闦娂。

Ba tiêu (Cây chuối)Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.Tình thư một bức phong còn kín,Gió nơi đâu, gượng mở xem..

21/ Cảnh hè (Nguyễn Trãi)

Vì ai cho cái đỗ quyên kêu,Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu.Lại có hoè hoa chen bóng lục,Thức xuân một điểm não lòng nhau.

22/ Dạy con trai (Nguyễn Trãi)

Nhắn bảo phô bay đạo cái con,Nghe lượm lấy, lọ chi đòn.Xa hoa lơ lãng nhiều hay hết,Hà tiện đâu đang ít hãy còn.Áo mặc miễn là cho cật ấm,Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon.Xưa đã có câu truyền bảo:Làm biếng hay ăn lở non.

Chữ Nôm:

埀保鋪悲道丐昆牐歛娎路之噡奢華嚧浪饒処歇苛賤兜當乊唉群襖默免卥朱婔蔭琟吿拯路見味唁初乑固勾傳保濫丙処吿呂筃

23/ Dục Thúy Sơn (Nguyễn Trãi)

浴翠山海口有仙山,前年屢往還。蓮花浮水上,仙境墜人間。塔影簪青玉,波光鏡翠鬟。有懷張少保,碑刻蘚花斑。

Dục Thuý sơnHải khẩu hữu tiên san,Tiền niên lũ vãng hoàn.Liên hoa phù thuỷ thượng,Tiên cảnh truỵ nhân gian.Tháp ảnh trâm thanh ngọc,Ba quang kính thuý hoàn.Hữu hoài Trương Thiếu Bảo,Bi khắc tiển hoa ban.

Dịch nghĩaGần cửa biển có núi tiên,Năm trước đã nhiều lần đi về.Như bông hoa sen nổi trên mặt nước,Đúng là cảnh tiên rớt xuống cõi trần.Bóng tháp như cài trâm ngọc xanh,Ánh sáng trên sóng như gương soi búi tóc biếc.Chạnh nhớ tới ông Trương Thiếu Bảo,Tấm bia đá nói về ông đã lốm đốm rêu phong.

24/ Đề Bá Nha cổ cầm đồ (Nguyễn Trãi)

題伯牙鼓琴圖鐘期不作鑄金難,獨抱瑤琴對月彈。靜夜碧宵涼似水,一聲鶴唳九皋寒。

Đề Bá Nha cổ cầm đồChung Kỳ bất tác chú kim nan,Độc bão dao cầm đối nguyệt đàn.Tĩnh dạ bích tiêu lương tự thuỷ,Nhất thanh hạc lệ cửu cao hàn.

Dịch nghĩaKhông tạo được một Chung Kỳ vì đúc tượng vàng khó,Một mình ôm đàn ngọc gảy dưới trăng.Đêm vắng, bầu trời xanh mát như nước,Một tiếng hạc kêu, lãnh lẽo cả chín chằm.

25/ Du Nam hoa tự (Nguyễn Trãi)

遊南華寺神錫飛來幾百春,寶林香火契前因。降龍伏虎機何妙,無樹非臺語若新。殿側起樓藏佛缽,龕中遺跡蛻真身。門前一派漕溪水,洗盡人間劫劫塵。

Du Nam Hoa tựThần tích phi lai kỷ bách xuân,Bảo Lâm hương hoả khế tiền nhân.Hàng long phục hổ cơ hà diệu,Vô thụ phi đài ngữ nhược tân.Điện trắc khởi lâu tàng Phật bát,Kham trung di tích thuế chân thân.Môn tiền nhất phái Tào Khê thuỷ,Tẩy tận nhân gian kiếp kiếp trần.

Dịch nghĩaGậy thần tích bay đến đây đã mấy trăm xuân rồiHương hoả chùa Bảo Lâm họp cùng nhân duyên trước.Rồng giáng, hổ phục, mấy huyền vi thật thần diệu“Không cây, cũng không đài” lời nói nghe như mớiBên điện dựng lầu giữ gìn bát PhậtTrong hộp còn ghi dấu nhưng chân thân đã giải thoátMột dòng suối Tào Khê tuôn trước cửaRửa sạch bụi bám đời đời cho nhân gian

26/ Hoa mẫu đơn (Nguyễn Trãi)

Một thân hoà tốt lại sang,Phú quý âu chẳng kém hải đường.Lai láng lòng thơ ngâm chửa đủ,Ngoài nương toàn ngọc triện còn hương.

27/ Hoa Mộc (Nguyễn Trãi)

Trời sinh vật vuỗn bằng người,Nếu được thơm tho thiếu tốt tươi.Ắt có hay đòi thửa phận,Chẳng yêu thì chớ nữa chi cười.

28/ Hoa trường an (Nguyễn Trãi)

Môi son bén phấn dây dây,Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay.Mấy kẻ hồng nhan thì bạc phận,Hồng nhan kia chớ cậy mình hay.

29/ Hoa sen (Nguyễn Trãi)

Lấm nhơ chẳng bén, tốt hoà thanh,Quân tử kham khuôn được thửa danh.Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh,Trinh làm của, có ai tranh.

30/ Áp Noãn (Lê Thánh Tông)

Trứng ở nhà ai chẳng nồng,Một hòn hỗn độn nẻo sơ đông.Ngoài in thái tố mười phân bạc,Trong nhuộm đan sa một điểm hồng.Sang, khó, nào ai chẳng đẹp miệng ?Xưa nay mấy kẻ chất nên chồng ?Giống lành nỡ để ba đông lạnh,Sá mượn kim kê ấp lấy tông.

31/ Buổi chiều trông ráng mây đỏ (Lê Thánh Tông)

Trước đông rỡ thoáng ngàn tiên,Ban tối cây lồng khuất cửa thiền.Lẻ tẻ đầu non người quẩy củi,Lao xao cuối bãi khách về thuyền.Mõ vang cốc cốc bên kia bến,Chuông đóng coong coong mái nọ chiền.Năm thức hồng vân, kìa đế sở,Thân sơ hương hỏa có nhân duyên.

32/ Buổi sáng ngắm sông chài (Lê Thánh Tông)

Sông lồng lộng, nước mênh mênh,Lườn lượn chèo qua nép nép mình.Gió hiu hiu, thuyền bé bé,Mưa phun phún, nón kềnh kềnh.Chuông chiền mỗi mỗi coong coong gióng,Mõ xã lâu lâu cốc cốc lềnh.Bến liễu đâu đâu tìm mộng mộng,Đường về than thán, nguyệt chênh chênh.

33/ Cái điếu (Lê Thánh Tông)

Đã nên danh giá nhất trên đờiKẻ kính người nưng khắp mọi nơiĐầu mũ lưng đai ngồi chểnh chệnLòng sông dạ bể xiết xa khơiTiếng kêu réo sấm lừng vang đấtHơi thở tuôn mây rẽ ngất trờiMột trận ra uy trong nước lộnẢi nam khói tạt bắc chìm hơi

34/ Canh ba (I) (Lê Thánh Tông)

Đêm chia nửa, khéo hai là,Giữa giáp canh, ban trống ba.Đường quạnh phất phơ cây ngất gió,Trên không lác đác tuyết bay hoa.Bâng khuâng kẻ mệt hồn thần nữ,Phảng phất trời cao bóng tố nga (trăng).Nhớ chúa kìa ai nằm chẳng nhắp,Thâu đêm trằn trọc đợi canh gà.

35/ Canh bốn (Lê Thánh Tông)

Kế lậu canh mấy khắc dư,Đêm dài đằng đẵng mới sang tư.Gió lay chồi ải khua chim thức,Nước chảy trăng tà giục sóng đưa.Vạc thẩn thơ tìm nội quạnh,Trời lác đác vẻ sao thưa.Một bầu thế giới hây hây lạ,Mấy kẻ chung tình đã thức chưa?

36/ Cảnh buổi sáng ở Động Lâm (Lê Thánh Tông)

Trước đông tang tảng cảnh hầu ngày,Bến Động Lâm kia cũng gấm tày.Cửa có non xanh xem dễ thấy,Song nhiều mai bạc lựa sơ hay.Cá ăn mặt nước con vờn, nhảy,Chim bắn đầu non cái đỗ, bay.Khi ấy bút thần làm biếng chép,Giang sơn góp một nghiêng tay.

37/ Chử Đồng Tử (Lê Thánh Tông)

Hiền thảo dòng nhà thấu bích thiên,Đành hay phúc thiện máy từ nhiên.Mấy thu nhem nhuốc rèn gan sắt,Một phút giàu sang kết bạn tiên.Triệu Việt nạn xong nên nghiệp cả,Ức Trai mộng tỏ phỉ lời nguyền.Anh linh miếu dõi lừng hương khói,Còn nước còn non tiếng hãy truyền.

38/ Thú Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Lẩn thẩn ngày qua tháng qua,Một phen xuân tới một phen già.Ái ưu vằng vặc trăng in nước,Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.Án sách hãy còn án sách cũ,Nước non bạn với nước non nhà.

39/ Dại khôn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Làm người có dại mới nên khôn,Chớ dại ngây chi, chớ quá khôn.Khôn được ích mình, đừng để dại,Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.Khôn mà hiểm độc là khôn dại,Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.

40/ Cảnh nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Một mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu đến bóng cây ta hãy uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

41/ Thế gian biến đổi (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thế gian biến cải vũng nên đồi,Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.Còn bạc, còn vàng, còn đệ tử,Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.Xưa nay đều trọng người chân thật,Ai nấy nào ưa kẻ đãi buôi.Ở thế mới hay người bạc ác,Giàu thì tìm đến, khó thì lui.

42/ Nhẹ đường danh lợi (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Được thua thấy đã ắt nhiều phen,Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.Am Bạch Vân rỗi nhàn hứng,Dặm hồng trần biếng ngại chen.Ngày chầy họp mặt, hoa là khách,Đêm vắng hay lòng, nguyệt ấy đèn.Chớ chớ thờ ơ nhìn mấy biết,Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.

42/ Vi nhân tử (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trời phú tính ở mình ta,Đạo cả cương thường năm miễn ba.Tôi hết ngay, chầu chực chúa,Con hằng thảo, kính thờ cha.Anh em mựa nữa điều hơn thiệt,Bầu bạn cho hay nết thực nhà.Nghĩa vợ chồng xem rất trọng.Ở đâu phong hoá phép chưng nhà.

43/ Giới đệ tử sự sư (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Đạo làm thầy tớ ở cho ngay,Mảy tơ hào cũng chẳng tây.Chữ “thận, cần” đâu dám trễ,Niềm “ưu ái” chút nào khuây.Vàng bền há lại lửa còn sợ,Cỏ cứng chi cho gió được lay.Một tiết miễn thâu vầng nhật nguyệt,Biết chăng hay chẳng mặc lòng thầy.

44/ Khuyên phu đãi thê (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Sau ngày đã kể vợ tao khang,Xin xót cùng nhau hỡi thế thường.Lỗi nhỏ thứ cho đừng sá giận,Tình thân nghĩ đến sá nên thương.Chi tuồng bòn của no liền phụ,Mảng nỗi chê già, ghét lại ruồng.Kìa kẻ sốt sang thời đổi vợ,Chẳng hay nghĩa cả để đầu giềng.

45/ Khuyến phụ sư phụ (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thờ chồng trọng quá thờ cha,Phải giữ cho hay kẻo lỗi mà.Tuy khó cũng vui đừng nặng nhẹ,Dẫu hèn phải nhẫn chớ sai ngoa.Trước sau tín cẩn niềm ân ái,Khuya sớm hằng thìn nét thuận hoà.Một chữ “tòng” hay vẹn được,Ấy là mới phải đạo đàn bà.

46/ Khuyến thê dưỡng thiếp (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Có thầy có tớ mới ra người,Song nỗi nuôi người kể khó nuôi.Rốt đỗi ba năm no lại tếch,Sao bằng trọn kiếp chẳng bao dời.Chắp tay, đã kẻ sai làm được,Dưỡng tính, dầu ta thong thả chơi.Chớ tiếng ghen tuông theo thói dữ,Sá chi là nó: phận tôi đòi.

47/ Tự thuật (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Tuổi đà ngoại tám mươi già,Thấm thoắt xem bằng bóng ngựa qua.Mai bạc lạnh quen nhiều tháng tuyết,Cúc vàng thêm đổi mấy phen hoa.Giàu sang có phận là ơn chúa,(Phúc) được làm người bởi đức cha.Am quán ngày nhàn rỗi mọi việc,Dầu ai tự tại mặc dầu ta.

48/ Khuyến hôn sự công cô (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Cha mẹ chồng biết kính thờ,Nàng dâu miễn đấy vẹn sau xưa.Việc làm theo thói nhà quen chuộng,Nết ở chiều người tính sở ưa.Yêu nể càng gìn lễ phép,Giận hờn cũng chớ thẩn thơ.Mắng, thương tìm phải duồng khoan nhặt,Ta giữ cho hay thì mới vừa.

49/ Giới tửu (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hễ thấy ma men lánh chớ chơi,Đừng theo thói tục vốn quen hơi.Hẳn hoi giữ được âu chăng một,Ăn nói hoăng ra ắt tỏ mười.Chẳng những đắng cay, mình cưỡng uống,Lại điều trẻ nít thế thêm cười.Tỉnh ra gẫm lại hay chi nữa,Xin bớt mà thôi, chẳng rũ rời.

50/ Giới sắc (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Cẩn cho hay, chẳng phải chơi,Sắc xem dường sóng, dễ xiêu người.Lửa rơm nẻo chửa ngăn lòng tục,Giềng mối đâu còn biết lẽ trời.Có chồng con bao xiết lỗi,Hay bùa thuốc ấy thìn đời.Kham hiền luận ác “dâm vi nhất”,Cẩn cho hay, chẳng phải chơi.

51/ Cảnh hương sơn (Bà Huyện Thanh Quan)

Đệ nhất nam thiên ấy cảnh này,Thuyền nan đón khách máy chèo lay.Hai bên quả núi lồng hương suối,Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng cây.Cửa Phật lơ thơ tầng đá dãy,Chùa tiên bát ngát khói hương bay.“Nam vô” tiếng dậy thưa trần tục,Non nước Bồng Lai mới thấy đây!

52/ Chiều hôm nhớ nhà (Bà Huyện Thanh Quan)

Vàng toả non tây, bóng ác tà,Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa.Ngàn mai lác đác, chim về tổ,Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà.Còi mục thét trăng miền khoáng dã,Chài ngư tung gió bãi bình sa.Lòng quê một bước nhường ngao ngán,Mấy kẻ tình chung có thấu là?

53/ Canh khuya (Hồ Xuân Hương)

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan mấy nước non.Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,Đâm toạc chân mây đá mấy chòm.Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mảnh tình son trẻ tí con con.

54/ Chế sư (Hồ Xuân Hương)

Chẳng phải Ngô chẳng phải ta,Đầu thì trọc lốc áo không tà.Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà.Khi cảnh khi tiu khi chũm choẹ,Giọng hì giọng hỉ giọng hi ha.Tu lâu có nhẽ lên sư cụ,Ngất nghểu toà sen nọ đó mà.

55/ Chi chi chuyện ấy (Hồ Xuân Hương)

Chi chi chuyện ấy đã đành lòng,Vó ký phen này quyết thẳng rong.Non nước chơi hoài non nước đó,Gió trăng nào phải gió trăng không.Mặt càng đối mặt tình ngao ngán,Tay chửa rời tay bước ngại ngùng.Lão Nguyệt nhẽ nào trêu quải mãi,Chén đồng xin hẹn khắc đêm đông.

56/ Đá chẹt thi (Hồ Xuân Hương)

Cục núi khen cho khéo bất tình,Thò ra đứng chẹt giữa đường Thanh.Hai bên khép lại hơi gần tí,Một dải thông qua chút đỉnh đinh.Thế lộ có đâu ngăn đón mặt,Nhân tình ai chịu cản ngang mình.Bấy nhiêu năm trước nghe còn chẹt,Mới mở mang ra đã rộng thênh.

57/ Đá ông chồng, bà chồng (Hồ Xuân Hương)

Khéo khéo bày trò tạo hoá công,Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng.Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,Thớt dưới sương pha đượm má hồng.Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt,Khối tình cọ mãi với non sông.Đá kia còn biết xuân già giặn,Chả trách người ta lúc trẻ trung.

58/ Đánh đu (Hồ Xuân hương)

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,Trai co gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,Hai hàng chân ngọc duỗi song song.Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

59/ Đề nhị mỹ nhân đồ (Hồ Xuân Hương)

Ấy bao nhiêu tuổi hỡi cô mình,Chị cũng xinh mà em cũng xinh.Trăm vẻ như in tờ giấy trắng,Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh.Phiếu mai chăng dám đường kia nọ,Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh.Có một thú vui sao chẳng vẽ,Trách người thợ ấy khéo vô tình.

Kết luận

Thơ Đường Luật được rất nhiều thi sĩ xưa dùng để truyền tải cảm xúc và những ý nghĩa hay. Mặc dù có nhiều quy tắc, nhưng thể thơ này vẫn rất được yêu thích.

READ  Thơ song thất lục bát là gì? Tổng hợp những bài thơ hay nhất

Viết một bình luận