Notice: Undefined index: username in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-content/mu-plugins/index.php on line 46

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the generatepress domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the insert-headers-and-footers domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the schema-and-structured-data-for-wp domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the it-l10n-ithemes-security-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /usr/local/lsws/truongcaobaquat.edu.vn/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Trình bày lưu loát, theo cách nói chuyện và phát âm đúng — THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN Tháp Canh - Trường THPT Cao Bá Quát

Trình bày lưu loát, theo cách nói chuyện và phát âm đúng — THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN Tháp Canh

Bài học 10

Trình bày lưu loát, theo cách nói chuyện và phát âm đúng

1 Khi nói bài giảng trước một cử tọa, bạn có nhận thấy rằng bạn thường vừa nói vừa mò mẫm tìm chữ đúng không? Hoặc khi đọc lớn tiếng, bạn có vấp váp ở một vài từ ngữ không? Nếu có, thì bạn nói không lưu loát. Người nói lưu loát là người diễn đạt dễ dàng. Điều đó không có nghĩa là nói “liến thoắng”, tức nói không suy nghĩ hay không thành thật. Nói lưu loát nghĩa là nói trôi chảy và thanh tao. Trong Phiếu Phê Bình Bài Giảng có ghi tính lưu loát vì cần đặc biệt chú ý.

2 Nói năng không lưu loát thường là do thiếu sửa soạn và suy nghĩ minh bạch. Nhưng cũng có thể vì nghèo ngữ vựng hay chọn lầm chữ. Còn khi đọc mà không lưu loát, thì thường là vì thiếu tập đọc lớn tiếng, dù vậy ở đây vấp hay ngập ngừng cũng có thể là do nghèo ngữ vựng. Khi đi rao giảng mà nói năng không được lưu loát, thì có thể do một số các yếu tố trên, thêm vào đấy là sự nhút nhát hay rụt rè. Khi đó vấn đề trở nên nghiêm trọng đặc biệt, vì trong vài trường hợp người nghe còn bỏ đi không nghe bạn nữa. Nếu là trong Phòng Nước Trời, cử tọa dù không bỏ đi nhưng tâm trí họ sẽ nghĩ vẩn vơ và không lưu tâm nghe bạn nói. Vậy, đây là một vấn đề quan trọng; nói lưu loát chắc chắn là một phẩm chất cần phải có.

3 Nhiều diễn giả có tật chêm vào những tiếng “ờ! ờ!” hay những tiếng vô ích tương tợ. Nếu bạn không biết mình có thường dùng những tiếng ấy hay không, thì có thể nhờ một người nào nghe bạn nói trong một buổi tập luyện và nhắc lại ngay mỗi khi bạn nói những tiếng ấy. Bạn có thể ngạc nhiên.

4 Có người khác lại thường nói lắp, nghĩa là bắt đầu câu rồi ngừng giữa chừng và nói lại từ đầu. Nếu bạn có tật này, hãy cố gắng bỏ đi khi nói chuyện hằng ngày. Hãy cố gắng suy nghĩ trước và có ý tưởng rõ ràng trong trí. Rồi hãy nói nguyên ý tưởng đó mà không ngừng hoặc đổi sang ý khác “nửa chừng”.

5 Một điều khác. Chúng ta quen dùng chữ để diễn đạt. Vậy, nếu chúng ta biết rõ mình muốn nói gì, thì chữ tự nhiên đến. Bạn không cần nghĩ đến chữ. Thật vậy, để luyện tập, bạn phải làm sao cho các ý tưởng thật rõ ràng trong trí và khi nói ra mới nghĩ đến chữ. Nếu làm thế, và nếu bạn nghĩ đến ý tưởng thay vì đến các chữ bạn nói ra, thì bạn sẽ thấy rằng chữ sẽ tự nhiên đến và các ý tưởng của bạn sẽ được diễn đạt đúng như bạn cảm nghĩ. Nhưng trái lại, nếu bạn nghĩ đến chữ thay vì ý, thì bạn sẽ nói ra ngắc ngứ.

6 Nếu việc bạn không nói lưu loát là do vấn đề chọn chữ, thì bạn cần phải đều đặn học để trau dồi thêm ngữ vựng. Khi đọc Tháp Canh và các sách báo khác của Hội, hãy đặc biệt chú ý đến các chữ bạn chưa biết và hãy dùng một số chữ đó khi nói chuyện hằng ngày.

7 Còn khi đọc mà thiếu lưu loát thì thường là do gặp các chữ lạ. Nếu bạn có vấn đề này, thì bạn nên đều đặn tập đọc lớn tiếng và có phương pháp.

8 Một cách để thực hiện điều này là chọn một hay hai đoạn và đọc thầm thật kỹ cho đến khi bạn quen với ý tưởng trong phần ấy. Hãy tách riêng các ý ra từng nhóm và ghi dấu nếu cần. Rồi bắt đầu tập đọc lớn tiếng đoạn văn ấy. Khi tập, hãy đọc đi đọc lại cho đến khi bạn có thể đọc trọn các nhóm ý tưởng mà không một lần vấp váp hoặc ngừng sai chỗ.

9 Tập phát âm nhiều lần những chữ khó hay lạ cho đến khi nói được trơn tru. Sau khi bạn có thể phát âm được, hãy đọc nguyên cả câu có chữ ấy, cho đến khi bạn có thể nói trôi chảy như các chữ quen thuộc khác.

10 Cũng hãy đều đặn tập nhìn chữ và đọc ngay. Thí dụ, hãy luôn đọc lớn tiếng đoạn Kinh-thánh mỗi ngày và phần bình luận ngay khi bạn nhìn. Hãy tập có thói quen nhìn các chữ theo nhóm, tức các chữ diễn tả trọn ý tưởng, thay vì từng chữ một. Nếu bạn luyện tập, bạn có thể đạt được phẩm chất trọng yếu này là nói và đọc hữu hiệu.

READ  Rượu Gin Là Gì? Các Loại Rượu Gin Nổi Tiếng Thế Giới

**********

11 Một đặc điểm đáng mong muốn khác của thuật ăn nói, ghi trong Phiếu Phê Bình là “Phẩm chất trò chuyện”. Đây là một phẩm chất mà bạn có khi nói chuyện hàng ngày, nhưng khi đứng lên nói một bài giảng thì sao? Một số người nói chuyện dễ dàng ngay cả khi nói với nhóm đông người, nhưng thường trở nên rất trịnh trọng và hơi “thuyết giáo” khi phải sửa soạn trước để “nói một bài giảng”. Tuy nhiên, cách nói hữu hiệu nhất trước công chúng là nói theo cách nói chuyện.

12 Dùng văn nói. Mức độ hữu hiệu theo cách nói chuyện tùy thuộc phần lớn vào các từ ngữ diễn giả dùng. Khi sửa soạn một bài giảng để nói mà không cần các ghi chép, thường thì tốt hơn nên tránh lặp lại các từ ngữ trong văn viết. Văn viết khác với văn nói. Vậy hãy phát biểu các ý tưởng theo lối diễn tả riêng của bạn. Tránh dùng những câu có cấu trúc phức tạp.

13 Ngôn từ của bạn trên diễn đàn phải phản ảnh cách nói chuyện hàng ngày của bạn. Bạn không nên “làm ra vẻ trịnh trọng”. Tuy nhiên, bài giảng mà bạn đã sửa soạn dĩ nhiên phải trau chuốt hơn việc nói chuyện thường ngày, vì các ý tưởng của bạn được ngẫm nghĩ trước kỹ càng hơn và nói ra trôi chảy hơn. Do đó bạn sẽ diễn đạt ý tưởng bằng những câu khéo léo hơn.

14 Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành mỗi ngày. Hãy nói một cách tự nhiên. Tránh những tiếng lóng. Tránh lặp lại mãi cùng những câu và nhóm từ để diễn đạt những ý tưởng khác nhau của bạn. Hãy tập nói cho có ý nghĩa. Hãy tự hào về sự trò chuyện hàng ngày của mình và khi bạn ở trên diễn đàn, thì lời sẽ đến một cách dễ dàng hơn nhiều và bạn sẽ có thể nói theo cách nói chuyện, là lối nói sinh động, dễ hiểu và bất cứ cử tọa nào cũng có thể chấp nhận được.

15 Điều này đặc biệt đúng khi đi rao giảng. Và trong bài giảng, nếu khung cảnh là nói chuyện với chủ nhà, hãy nói như thể là bạn đang đi rao giảng thật sự, dùng những lời lẽ bạn sẽ nói như khi rao giảng, một cách tự nhiên và giản dị. Điều này làm bài giảng của bạn có vẻ thực tế và không trịnh trọng, và quan trọng hơn nữa, bạn được rèn luyện để trình bày hữu hiệu hơn khi đi rao giảng.

16 Trình bày theo cách nói chuyện. Cách nói chuyện không chỉ tùy thuộc vào các từ ngữ diễn giả dùng. Cách trình bày cũng quan trọng nữa. Điều này bao gồm giọng nói, ngữ điệu và sự diễn tả tự nhiên. Cách trình bày phải tự nhiên như khi nói chuyện hằng ngày, dù nói trước cử tọa.

17 Khác hẳn lối hùng biện, cách nói chuyện không có những yếu tố của sự trình bày có tính cách “thuyết giáo” và cũng không màu mè.

18 Cách trình bày của các diễn giả mới thường thiếu tính chất trò chuyện vì họ sửa soạn quá kỹ càng từng lời một. Khi sửa soạn để trình bày, đừng nghĩ rằng bạn phải tập bài ấy từng chữ một cho đến khi gần như thuộc lòng mới là sửa soạn kỹ. Khi sửa soạn nói bài giảng mà không dùng các ghi chép, nên đặc biệt ôn lại kỹ càng các ý tưởng cần diễn đạt. Hãy xem xét kỹ các ý kiến hay ý tưởng cho đến khi nào ý này nối tiếp ý khác một cách dễ dàng trong trí bạn. Nếu bạn đã khai triển hợp lý và sắp xếp thứ tự, thì điều đó không khó, và khi trình bày, các ý kiến đó sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng. Nếu đúng thế và bạn diễn tả tư tưởng nhằm mục đích truyền đạt chúng, thì sự trình bày sẽ có tính cách trò chuyện.

19 Một cách giúp bạn thực hiện điều này là cố gắng nói với nhiều người khác nhau trong cử tọa. Hãy nói trực tiếp với từng người một. Hãy nghĩ rằng người ấy đặt một câu hỏi, và rồi bạn giải đáp câu đó. Hãy hình dung chính bạn đang nói chuyện riêng với người ấy khi khai triển ý tưởng đặc biệt đó. Rồi quay sang một người khác, và cứ tiếp tục như thế.

READ  Tổng hợp 35+ từ vựng tiếng Anh về gia đình chi tiết nhất cho trẻ

20 Khi đọc mà vẫn giữ được cách trình bày như nói chuyện là một trong những điều khó quán triệt nhất trong thuật ăn nói, song lại là một trong những điều tối cần. Dĩ nhiên, phần lớn những gì chúng ta đọc trước công chúng là từ Kinh-thánh, đọc các câu liên quan đến bài giảng ứng khẩu có sửa soạn. Phải đọc Kinh-thánh với cảm xúc, và ý thức rõ ràng ý nghĩa lời văn. Phải đọc một cách sống động. Mặt khác, tôi tớ thật của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ giả giọng mộ đạo như giới giáo phẩm. Tôi tớ của Đức Giê-hô-va sẽ đọc Lời của Ngài với sự nhấn mạnh tự nhiên và sự trung thực không phô trương phù hợp với ngôn ngữ sinh động của Kinh-thánh.

21 Việc đọc trong Buổi Học Tháp Canh hay trong Buổi Học Cuốn Sách cũng gần giống như thế. Ở đây cũng vậy, lời và cách cấu trúc câu không dùng để nói chuyện, nên không thể luôn luôn đọc kiểu trò chuyện. Nhưng nếu bạn hiểu được nghĩa đoạn văn và đọc hết sức tự nhiên và ý nghĩa, thì bạn thường có thể làm bài giảng nghe như là ứng khẩu có sửa soạn, dù rằng có lẽ lời văn nghe trang trọng hơn lời bạn nói bình thường. Do đó, nếu có thể sửa soạn trước, bạn nên tập thói quen đánh dấu trong bài đọc để giúp bạn trình bày tài liệu một cách thực tế và tự nhiên.

22 Trong cách nói hay đọc như trò chuyện, sự thành thật và tự nhiên là những nhân tố chính. Hãy nói một cách chân thành và nói sao cho hấp dẫn cử tọa.

23 Giống như phép lịch sự, người ta không phải đợi đến một dịp nào đó mới ăn nói nhã nhặn. Nhưng nếu bạn nói năng nhã nhặn mỗi ngày thì điều đó sẽ thể hiện khi cho bài giảng trên bục. Cũng như nếu bạn cư xử lịch sự tại nhà, thì bạn cũng như vậy khi ở giữa công chúng.

**********

24 Cách phát âm. Cách phát âm đúng cũng quan trọng, và được ghi riêng biệt trong Phiếu Phê Bình. Mặc dù không phải tất cả các tín đồ đấng Christ đều có học vấn cao ngoài đời, ngay như Phi-e-rơ và Giăng đã bị coi là ít học và tầm thường, nhưng chúng ta nên tránh phát âm sai vì như thế có thể làm người ta không chú ý đến thông điệp chúng ta rao truyền. Phát âm sai là một khuyết điểm có thể sửa chữa dễ dàng, nếu chúng ta chú tâm đến việc ấy.

25 Nếu một người hay phát âm sai, thì thậm chí người đó có thể làm cho cử tọa hiểu lầm mình; đó là điều chắc chắn phải tránh. Khi bạn nghe một người phát âm sai một chữ nào, thì hiệu quả chung là chữ đó sẽ cứ lóe lên trong trí bạn giống như một ngọn đèn đỏ. Thậm chí bạn có thể còn ngừng nghe diễn giả nói và bắt đầu nghĩ đến chữ phát âm sai đó. Phát âm sai có thể làm cho cử tọa chú ý đến cách diễn giả nói thay vì điều diễn giả nói.

26 Ta có thể xếp các vấn đề về phát âm thành ba loại tổng quát. Loại thứ nhất là cách phát âm sai hẳn, nói trật dấu hay đọc sai chữ. Như phần lớn các sinh ngữ hiện đại, tiếng Việt có những qui tắc rõ ràng về phát âm. Phát âm sai có thể là do vi phạm các qui tắc đó. Loại thứ hai là cách phát âm đúng, nhưng thái quá hay quá chính xác khiến cho người nói có vẻ không tự nhiên và cầu kỳ, và điều này cũng cần phải tránh. Loại thứ ba là phát âm cách cẩu thả, nói líu nhíu không rõ các chữ hoặc lướt qua các chữ, nuốt vần, v.v… Cần phải tránh các lỗi này.

27 Hàng ngày khi nói chuyện, chúng ta thường dùng những chữ mà chúng ta biết rõ; bởi vậy cách phát âm các chữ ấy không khó lắm. Vấn đề nghiêm trọng nhất là khi chúng ta đọc. Nhưng Nhân-chứng Giê-hô-va đọc nhiều sách báo, riêng hay trước công chúng. Chúng ta đọc Kinh-thánh cho người ta khi đi rao giảng từ nhà này sang nhà kia. Đôi khi chúng ta được mời đọc các đoạn trong Buổi Học Tháp Canh, buổi học cuốn sách hay buổi học Kinh-thánh tại nhà riêng. Lúc đó đọc và phát âm đúng rất quan trọng. Nếu không, người nghe sẽ có cảm tưởng chúng ta không hiểu điều mình đang nói. Hơn nữa, điều ấy làm họ không chú ý đến thông điệp.

READ  Đơn vị đo điện trở | Cách đọc điện trở trên thiết bị chính xác nhất

28 Anh giám thị trường học không nên phê bình thái quá về cách phát âm sai. Nếu chỉ có một hay hai chữ phát âm không đúng, thì có thể nói riêng với học viên là đủ. Nhưng khi dù chỉ có vài chữ phát âm sai trong cả bài giảng, mà những chữ này lại là những chữ thường dùng trong việc rao giảng hay khi nói chuyện hàng ngày, thì anh cũng nên lưu ý học viên về điểm đó hầu cho học viên có thể tập phát âm đúng.

29 Mặt khác, nếu một học viên đọc một đoạn trong Kinh-thánh và phát âm sai một hay hai tên tiếng Hê-bơ-rơ, thì không nên xem đó là một sự yếu kém đáng lưu ý. Tuy nhiên, nếu học viên phát âm sai nhiều tên thì điều này chứng tỏ học viên đã không sửa soạn kỹ, và như thế nên khuyên bảo học viên. Học viên cần được giúp đỡ để tìm ra cách phát âm đúng và thực tập.

30 Cũng thế đối với việc phát âm quá đáng. Nếu điều này làm cho cử tọa mất sự chú ý đến bài giảng vì đã thành thói quen, thì nên phê bình học viên. Cũng nên nhớ rằng phần lớn người ta khi nói nhanh đều có khuynh hướng nói lướt qua một vài chữ. Không cần thiết phải phê bình về vấn đề này, nhưng nếu học viên có thói quen nói lướt qua nhiều chữ, khiến người nghe thấy khó hiểu được bài giảng hoặc khó chú ý đến thông điệp, thì học viên cần được giúp đỡ để tập phát âm cho rõ ràng.

31 Lẽ dĩ nhiên, anh giám thị trường học phải nhớ rằng có những cách phát âm khác nhau, tùy theo giọng địa phương. Ngay cả các tự điển cũng thường liệt kê những cách phát âm khác nhau của một chữ. Thế nên anh sẽ cẩn thận khi phê bình về cách phát âm. Anh sẽ không nhìn vấn đề theo sở thích riêng.

32 Nếu bạn có vấn đề về cách phát âm, thì bạn sẽ không thấy khó sửa chữa nếu quyết tâm. Ngay cả những diễn giả kinh nghiệm khi được chỉ định đọc cũng phải sửa soạn trước bằng cách lấy tự điển ra và kiểm lại cách phát âm những chữ mà họ không biết rõ. Họ không thử đoán mò. Vậy bạn hãy dùng tự điển.

33 Một phương pháp khác để cải thiện cách phát âm là đọc lên cho một người phát âm giỏi, và nhờ người đó sửa bạn mỗi khi bạn phát âm sai.

34 Một phương pháp thứ ba là chăm chú nghe các diễn giả giỏi. Hãy suy nghĩ khi bạn nghe; hãy chú ý những chữ mà họ đọc khác bạn. Hãy viết những chữ đó xuống; rồi sau kiểm lại trong tự điển và tập phát âm đúng. Chẳng bao lâu, chính bạn cũng sẽ phát âm đúng. Trình bày lưu loát theo cách nói chuyện và phát âm đúng sẽ giúp bạn ăn nói hay gấp bội phần.

[Câu hỏi thảo luận]

1-4. Hãy kể những nguyên do và dấu hiệu của việc nói thiếu lưu loát.

5-10. Có những đề nghị nào để giúp cho diễn giả nói được lưu loát hơn?

11-15. Tính chất trò chuyện tùy thuộc như thế nào vào các từ ngữ diễn giả dùng?

16-19. Hãy cho thấy cách nào việc trình bày bài giảng có thể ảnh hưởng đến tính chất trò chuyện.

20-23. Làm thế nào người ta có thể đọc với giọng tự nhiên?

24, 25. Tại sao phải tránh phát âm sai?

26, 27. Có những vấn đề nào về cách phát âm?

28-34. Một người có thể được giúp đỡ thế nào để cải thiện cách phát âm?